Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Nó rút…. Khủng bố ông ạ.” ⇒ tim ông như thắt lại, khi nghe đến tên “chợ Dầu”, “ông quay phắt lại, lắp bắp”. Một cử chỉ xảy ra rất nhanh. Từ “chợ Dầu” từ miệng người đàn bà tản cư đã khiến cho ông quan tâm. Phải đi tản cư với ông là một điều khổ tâm, ông muốn ở lại làng chợ Dầu để tham gia kháng chiến, nhưng vì gánh nặng gia đình, nhà neo người ⇒ sau một thời gian → nấn ná ra đi. Ở nơi tản cư, ông luôn nghe ngóng, quan tâm đến tin tức về làng Chợ Dầu. Cử chỉ quay phắt lại đã cho ta thấy rõ điều đó. Nếu trước đó, ông là ông Hai vui vẻ, hồ hởi, nghe tin chỉ để là nghe với sự quan tâm bình thản, đủng đỉnh. Vậy mà giờ đây chỉ nghe tin làng ông bị khủng bố, ông rất lo lắng, sợ hãi cho làng quê … ông lo đến mức đang nói năng rất điềm tĩnh : “tản cư cứ tản cư” thì trở nên lắp bắp, luống cuống…. Câu nói lắp bắp, luống cuống ấy càng thể hiện rõ sự lo lắng, bối rối ⇒ Chứng tỏ ông yêu làng, lo sợ cho làng biết chừng nào.
- Ông quan tâm xem “làng ông giết được bao nhiêu tây” nhưng vẻ mặt của chị phụ nữ như báo trước điều mà ông không hề mong muốn : “vẻ đỏng đảnh, cong cớn thể hiện sự khó chịu, phẫn nộ, phản đối dù chị không biết ông Hai là người làng chợ Dầu thứ thiệt”. ⇒ Thể hiện sự bức bối với những người làng việt gian của chị.Kim Lân đã diễn tả rất mộc mạc tâm trạng của lão nông, những từ ngữ rất nông dân, thuần phác đã thể hiện rất cụ thể những cảm xúc tình cảm của ông Hai lúc này.
- Cảm thấy ngợp, khó thở
- Da mặt tê rân rân là sự tủi hổ nhục nhã, xấu hổ. Người nông dân vốn đơn giản, yêu ghét rõ ràng. Cách thể hiện giản dị, Kim Lân với những hiểu biết về những người nông dân thuần phác đã miêu tả rất chân thực. Tin tức đau xót ấy khiến ông hổ thẹn đến tái tê.
- Một lúc lâu, rặn è è ⇒ ông nói một cách khó khăn, ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi ⇒ thể hiện tâm lí nhân vật phù hợp với xuất thân, bộc lộ suy nghĩ chủ yếu qua hành động, các yếu tố bên ngoài, lời nói, vẻ mặt, cử chỉ. Giọng lạc hẳn đi bởi những cảm xúc quá mạnh mẽ, lo âu và cả hổ thẹn.
- Câu hỏi thể hiện sự bán tín, bán nghi. Ông mong mỏi tin ấy không đúng, chỉ là một sự nhầm lẫn… Ông làm sao có thể tin được rằng làng chợ Dầu theo Tây, người dân làng ông là Việt gian. Niềm yêu thương mãnh liệt, sâu nặng của ông làm sao chó thể chấp nhận được điều ấy.
- Hay là chỉ tại…. Kết thúc bằng dấu chấm lửng, ông không nói hết câu, có thể bởi những tin tức mà người phụ nữ tản cư nói rất chính xác, cụ thể. Nhưng cũng có thể dấu chấm lửng ấy còn cho ta thấy nỗi lo sợ đến tột cùng của ông Hai. Phải chăng ông Hai ngừng lời vì sau câu hỏi của ông là sự xác nhận làm ông đau xót, tin tức ấy sẽ được xác nhận 1 lần nữa, ông không muốn nghe, không muốn thấy…
Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu
Từ ngữ "này" dùng để tạo lập cuộc thoại; từ "thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại.
Tham khảo:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
Tham khảo:
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Câu 1:
- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.
- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.
Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
+ Chủ ngữ: Ông lão
+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
-> Câu đơn.
Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:
3.1: Giới thiệu chung:
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.
- Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.
- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
3.2: Phân tích:
a/ Hoàn cảnh của nhân vật:
- Đang phải dời quê hương đi tản cư.
- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.
b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:
- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".
- Khi nghe tin làng theo Tây:
+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.
+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.
+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian.
+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.
+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.
+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!"
=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.
=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.
c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.
3.3: Đánh giá:
- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
Câu 1:
- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.
- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.
Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
+ Chủ ngữ: Ông lão
+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
-> Câu đơn.
Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:
3.1: Giới thiệu chung:
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.
- Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.
- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
3.2: Phân tích:
a/ Hoàn cảnh của nhân vật:
- Đang phải dời quê hương đi tản cư.
- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.
b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:
- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".
- Khi nghe tin làng theo Tây:
+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.
+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.
+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian.
+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.
+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.
+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!"
=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.
=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.
c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.
3.3: Đánh giá:
- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.