Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Thật vậy điều này là hoàn toàn đúng. Điều này đã được minh chứng rõ nét qua tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ". Vậy lối sống giản dị là gì? Đó là lối sống không giàu sang, không có nhiều thứ quý giá mà nó chỉ đơn thuần là những thứ thanh tao, nhã nhặn. Lối sống ấy như phản ánh con người Bác vậy. Người đã khiến cho cả thế giới sửng sốt rằng, chưa có một vị chủ tịch nào lại chỉ mặc bộ quần áo kaki đã cũ kĩ, đi dép cao su, ăn những món ăn hết sức giản đơn. Hằng ngày, Bác chẳng cần ăn uống những đồ quý giá như sơn hào hải vị mà chỉ đơn thuần là cá kho, canh chua. Những món ăn dân dã như những món ăn của người nông dân Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà Bác ở cũng chẳng phải là nhà lầu mà chỉ là một căn nhà sàn. Một căn nhà chỉ có vẻn vẹn ba phòng. Bác còn cười nói "Bác chỉ ở có một mình, đâu cần nhà to". Chiếc vườn và ao cá cạnh nhà thường được Bác ra thăm để tập thể dục và nuôi cá. Thật vậy, lối sống của Bác khiến cho người người phải ngưỡng mộ. Khâm phục không chỉ ở lối sống mà còn ở chính con người nhã nhặn, điềm đạm và thanh tao ấy.
câu bị động: in đậm
Bác Hồ - vị cha già đáng kính của dân tộc với nhiều vẻ đẹp đáng trân quý và đức tình giản dị là một trong số đó. Đức tính giản dị ấy của Bác được thể hiện rõ nét qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" và từ đó gợi lên trong mỗi người chúng ta nhiều bài học. Trước hết, mỗi người cần hình thành cho mình lối sống giản dị trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, từ bữa ăn đến những vật dụng cần thiết. Trong cách ăn uống, không nên lãng phí, đòi hỏi những món ăn "sơn hào hải vị". Trong sinh hoạt, cần biết tiết kiệm, chỉ mua những món đồ khi thực sự cần thiết chứ không nên chạy theo xu thế hay đua đòi để bằng bạn bằng bè. Giản dị chính là một đức tính giản dị của con người, nó không những không làm mất đi giá trị của bản thân mà còn giúp mỗi người tỏa sáng, được sống là chính mình.
Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của
Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác.
Gợi ý :
- Vua Quang Trung là người yêu nước, căm thù giặc, bất bình trước việc làm của vua Lê (vua Lê chỉ là vua bù nhìn, chịu sự thao túng của Tôn Sĩ Nghị)
+ Nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào thành, họp bàn với các tướng sĩ, định ngày xuất quân - ý chí, hành động mạnh mẽ ,quyết đoán
- Quang Trung là người có trí tuệ tài giỏi, làm việc rất nhanh
- Tài dùng người (tha chết cho Sở và Lân) (lấy thêm dẫn chứng)
- Biết phân tích tình hình thời cuộc
- Tài dụng binh như thần (chia quân làm 5 đạo, đưa ra lời dụ, chỉ huy trận đánh - sự oai phong, lẫm liệt, cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung
BẠN DỰA VÀO ĐÓ VIẾT RA NHA!
ai làm giúp e vớiiiii
tk:
Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở.
Chiếc nón xuất hiện vào thế kỉ XIII, thời nhà Trần. Khi ấy, nón có bốn loại: nón tam giang cho các ông già bà cả, nón lá cho nhà giàu, quyền quý, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho lính. Thời xưa, nón thúng rộng vành nặng, đến đầu thế kỉ XX được cải tiến như bây giờ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là nón chóp nhọn đầu, loại nón được dùng phổ biến nhất.
Nón làm từ ba loại vật liệu: tre để làm vành, lá để lợp, sợi móc để khâu. Lá làm nón là lá gồi, lá cọ được lấy từ vùng trung du hoặc núi cao. Để lá có độ bền phải qua một quá trình sơ chế: phơi khô trong nắng nhẹ, sấy bằng hơi đốt diêm sinh sao cho lá có màu trắng, chọn những lá bánh tẻ có độ bền cao rồi dùng bàn là là cho phẳng. Thân tre chẻ nhỏ, chuốt tròn rồi uốn thành 16 vành với kích thước khác nhau.
Sợi móc bằng nilong bán nhiều trong các cửa hàng tạp hóa. Khung nón gồm 5 thanh tre dẹt, mỗi thanh dài khoảng 25cm có từ 15 đến 16 khấc với khoảng cách đều nhau. Để khớp các vành, một đầu các thanh tre chụm vào nhau để tạo chóp nhọn còn đầu kia gắn vào vành to nhất.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ như kim, dao, kéo… người thợ bắt đầu dựng khung, khớp vàng vào khung và lợp lá nón. Là được lợp hai lớp, ở giữa có thể thêm một lớp mo tre. Khi lợp phải chú ý lợp sao cho đều, cho kín. Lợp xong bắt đầu khâu để khớp vàng nón với lá nón. Đường khâu bắt đầy từ vàng nhỏ nhất dần đến các vành to hơn. Khâu nón là việc đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất, mũi kim phải nhỏ, đường chỉ phải đều.
Trong các vật dụng đội đầu thì chiếc nón là có giá cả vừa phải và dùng để che mưa che nắng là tốt hơn cả. Với hình chóp nhọn, trời mưa nhanh róc nước còn trời nắng thì thoáng mát. Nón gắn bó với người nông dân hết cả cuộc đời. Nghề làm nón còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn. Những làng nghề nổi tiếng đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đội trên đầu chiếc nón lá toát lên vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, dịu dàng. Chiếc nón còn sử dụng làm đạo cụ trong các điệu múa truyền thống như múa nón.
Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều vật dụng có thể thay thế chiếc nón như mũ, ô song không thể phủ nhận vai trò của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt Nam có quyền tự hào về chiếc nón lá bởi nó là bản sắc dân tộc, là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt. Mỗi công dân chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc đến những vật dụng như nón lá không bị lãng quên theo thời gian.
Mỗi một quốc gia đều có trang phục truyền thống và đối với Việt Nam, trang phục truyền thống đó là chiếc áo dài- một trang phục với vẻ đẹp thanh lịch mang hồn cốt tinh thần Việt.
Áo dài xuất hiện vào thời Nguyễn khi có những cải cách về trang phục. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường và được gọi là áo "Le Mur", đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của "Cát Tường" mà nguyên bản chiếc áo là cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Sau này, theo xu hướng, có nhiều lần cải cách diễn ra để được chiếc áo dài như ngày hôm nay như áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân,...
Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồng văn hóa Đông- Tây. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cổ áo đẹp và đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
Ngày nay, để cho tiện lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo thuôn dài từ vai xuống cánh tay rồi đến cổ tay, ôm sát nách.
Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài chấm gót chân. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng phát triển, chiếc áo dài càng được cách tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc thanh lịch khác nhau nhưng luôn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục dành riêng cho nữ mà có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.
Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và sang trọng hơn, phù hợp với môi trường làm việc hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo dài vừa thanh lịch lại vừa truyền thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Thậm chí nhiều trường trung học còn lấy áo dài làm đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ biết gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc.
Áo dài là một trang phục đặc biệt, hình như nó có cách riêng để tôn lên vẻ đẹp mọi thân hình. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của mình thì phải may đúng số đo bản thân. Một điều cần hết sức chú ý đó là cần bảo quản chiếc áo dài thật tỉ mỉ vì vải áo dài rất dễ bị tổn thương nên khi giặt hay mặc cần hết sức cẩn thận và trân trọng.Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân tộc.