Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Có quan điểm cho rằng: " Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước", quan điểm này giống với quan điểm của Hồ Chí Minh trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Bà Trung, Bà Triều, Trần Hưng Đạo,..., nhân dân ta có tinh thần yêu nước để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đó là những thời kỳ vẻ vang của dân tộc đấu tranh để bảo vệ đất nước.Hiện nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta vẫn nồng nàn và tha thiết.Đến những các công nhân ai ai cũng đều góp phần vào công cuộc kháng chiến.Học sinh chúng ta cũng góp phần thực hành vào tinh thần yêu nước.Trong những hội thi quốc tế sánh vai với các cường quốc học sinh nước ta ta vẫn mang lại nhiều giải phải đem lại vẻ vang và niềm tự hào cho dân tộc. ngoài ra học sinh chúng ta vẫn cố gắng học giỏi để cống hiến sức lực cho đất nước. Điều đó chẳng phải tinh thần yêu nước của nhân dân ta vẫn nồng nàn tha thiết như trước sao. Tinh thần ấy trải qua nhiều thế kỷ nhưng nó vẫn không phai mờ mà càng phát huy thêm.Tóm lại, nhân dân ta trong quá khứ không chỉ có tinh thần yêu nước nồng nàn mà bây giờ điều đó vẫn là truyền thống quý báu của dân tộc ta
Tham khảo:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng , yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chon riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...)................
Nêu 1 số phản biện: còn một số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước (biểu hiện: nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng, tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc...). Bài học rút ra và liên hệ bản thân: mỗi người cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh: cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập,...
Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn dược kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.
Tham khảo:
DIỄN DỊCH:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
QUY NẠP:
Từ xưa cho đến nay, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước của dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang, chiến thắng mùa xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã đánh tan bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Điều đó chứng tỏ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng của tinh thần yêu nước của dân ta.
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
Tham khảo:
*Quy nạp*
Từ xưa đến nay, nhiều cuộc nổi dậy chống lại lũ giặc ngoại xâm đã diễn ra rất tiêu biểu ở nước ta. Đầu tiên là trận đánh chống và thắng lợi hoàn toàn của Hai Bà Trưng với nghĩa quân Lam Sơn đầy nham hiểm. Tiếp theo là trận đánh của Ngô Quyền với trí thông minh dùng cọc cắm dưới sông nhờ sức nước thủy triều và đoàn kết đã tạo nên công lớn. Và hàng trăm cuộc đấu tranh khác như: Lê Lợi, Quang Trung ... cũng được tiếp tục. Qua đó đã khẳng định rằng: '' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''.
*Diễn dịch*
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...
Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.
Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.
Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!
Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.
Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.
Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Tham khảo (diễn dịch):
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...
Tham khảo:
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Thật vậy, từ bao đời nay từ thuở lập nước, đất nước ta đã có biết bao anh hùng hào kiệt sẵn sàng xả thân vì nước, gìn giữ nền độc lập được vững bền. Ngày nay, truyền thống yêu nước của dân tộc chính là thứ tài sản quý báu, được kế thừa bởi thế hệ trẻ qua việc làm thiết thực. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... Tóm lại, người trẻ VN ngày nay có tình yêu nước được thể hiện đúng nơi đúng lúc, vẫn kế thừa được truyền thống yêu nước quý báu của cha anh.
Bạn "tham khảo" nha ^^
Từ xưa đến nay, nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì non sông tổ quốc. Qua tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", ta thấy hình ảnh những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi, thậm chí là tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi người dân Việt đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.