K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2020

Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.

23 tháng 3 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

23 tháng 3 2018

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm. Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn mầu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung i hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao! Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa sống. Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo. Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

 

25 tháng 2 2018

Mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Ai cũng thích một mùa. Riêng em, em thích cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Đầu năm đến, cũng là lúc xuân tới. Xuân tới mang theo sự đâm chồi, nảy lộc của hoa lá. Trên cành bàng khẳng khiu, em đã nhận ra ngay những chồi non lấm tấm. Tiết trời xuân nhè nhẹ, dịu dàng. Bầu trời xuân ảm đạm, xám đục. Từng hạt mưa phùn rơi xuống. A! Mưa xuân đấy! Làm mưa trong trẻo, mát lạnh. Mưa lất phất gọi chồi non khẻ tỉnh giấc, mưa trải qua cánh đồng lúa xanh rờn. Tất cả đều tạo nên một bài ca mùa xuân.

Rồi mùa hè đến, những cơn nắng dịu mùa xuân qua đi, những tia nắng nóng của mùa hè lại lũ lượt kéo nhau xuống trần gian. Đầu hè, bầu trời trong xanh, cao vời vợi.Nó như một chiếc dù bay xa mãi. Những tia nắng trốn vào kẽ lá rồi nhảy xuống lòng đường tạo thành những đốm nắng lung linh. Mùa hè cũng là mùa phượng nở. Hoa phượng cháy rừng rực cả một góc trời. Thỉnh thoảng, vài cơn gió nhẹ làm cách hoa bay. Trong vòm lá, nhạc sĩ ve ngân nga dạo lên khúc nhạc đồng quê chào hè tới. Tất cả đều tạo nen bức tranh mùa hạ thật tuyệt vời.

Mùa hè nhanh chóng trôi qua, mùa thu tới. Ngày đầu thu, đất trời như bồng bềnh trong làn sương. Tiết trời thu thật dịu nhẹ. Khí oi bức của mùa hè đi qua để lại khoảng trời xanh thẳm của mùa thu. Ông mặt trời đủng đỉnh từ đằng đông đi tới. Ông tươi cười ngắm nhìn mặt đất. Trong vườn, vài chiếc lá đang lìa cành. Vài chiếc lá như còn luyến tiếc khung trời rộng, còn lưu luyến đám lá trên cành, nghiêng mình chao lượn trong không gian trước khi rơi xuống đất. Hoa lộng vừng như những tràng pháo đỏ rung rinh dưới ánh nắng dịu nhẹ. Làn gió heo may ko ào ạt mà nhẹ nhàng, se sẽ như bước chân ai đang rón rén bước trên thảm lá khô.

Mùa thu đi qua, để mùa đông về. Đông về mang theo hơi lạnh và sự vắng vẻ của mùa đông. Ngoài đường vắng tanh. Những lúc thế này, em thường đi trên lề phố, khoác chiếc áo bông vừa đi vừa ngẫm nghĩ. Chao ôi! Cảnh yên bình này sao lạ! Nó như thúc đẩy tâm hồn em. Lòng em dạt dào cảm xúc, vừa buồn, vừa thấy yêu đời lại thêm thanh thản. Những cành cây khô kia đang ấp ủ cho mùa đông băng giá để xuân về, chúng lại sinh sôi. Những làn gió đông thoảng qua, một cảm giác mát lạnh tràn vào lòng em. Thật vui sướng!

Em yêu cả bốn mùa. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa hè - mùa thi - mùa chia tay đầy lưu luyến. Mùa thu - mùa tựu trường, mùa thắp lên bao ước mơ hoài bão cuat tổi trẻ và mùa đông - mùa của sự yên bình, dũng cảm.

23 tháng 3 2018

, djkbzsjknszjfnuioabvdtyvgwyvBHUNuna4tehnhusEFsefysefuuawhybg ằtynbfarbfcawawdawdawdawdawdawdawdawdawds

13 tháng 2 2019

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển biến của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Từng mùa đến rồi lại đi, ta đều nhận thấy được những biểu hiện thay đổi rất rõ ràng thông qua thời tiết, sinh vật và môi trường. Nhưng có lẽ, hai hàng cây bên đường chính là nhân chứng thấu đáng nhất để ta chiêm nghiệm về sự khác biệt giữa bốn mùa. Chắc có lẽ, mùa xuân là mùa nhộn nhịp, vui tươi nhất của hai hàng cây bên đường. Tất cả đều tràn ngập sức sống như vừa được hồi sinh sau một trời đông lạnh lẽo. Chúng khoác lên mình một bộ áo mới, màu xanh của sự sống, màu xanh của sự trong lành. Chúng đùa vui, tung hứng cho các loài chim bay về tụ hội mà nhảy, mà hót líu lo vang lừng. Rồi khi xuân qua, hè tới... mang theo cái nóng bức, cái oi nồng đặc trưng riêng của nó. Tuy nhiên, mùa hè lại là mùa của cây cối, là mùa của trái ngon, là mùa của quả ngọt. Hai hàng cây bên đường như chung vui, chúng cũng dang rộng cánh tay, như những người khủng lồ xanh mà rợp mát khắp cả đường đi. Tràn trề hết cả mùa xuân và mùa hạ, mùa thu là mùa mà hai hàng cây bên đường phải cởi bỏ lớp lá của mình. Những chiếc lá bắt đầu chuyển sang vàng rồi cũng lìa cành mà chung vui với đất. Lúc này, đi trên đường cứ tưởng đi đến vùng đất mới, lá vàng trải khắp nơi, vương lên cả những bụi rậm ven đường. Để rồi đông, hai hàng cây trơ trụi cả, cứ như những người đàn ông chẳng mặc đồ, đang thử sức mình trước cái rét, cái lạnh của gió đông. Lúc này là lúc tất cả sức sống của nó dần được tích tụ nhiều hơn để chuẩn bị cho xuân về, chuẩn bị cho những chồi non, những chiếc lá mới. Hai hàng cây trọi trơ, cũng chẳng còn những chú chim lui về hay những bông hoa nào chớm nở. Có lẽ nói đây là mùa làm không những các cây bên đường mà toàn bộ cây cối đều cảm thấy đơm buồn. Tóm lại, xuân, hạ, thu, đông cứ như một vòng tuần hoàn vậy, cứ bắt đầu, kết thúc rồi lại bắt đầu.... cứ thế mang đến sự sống, mang đến một nét đặc trưng quen thuộc đến khó tả cho tất cả mọi người chúng ta.

(In nghiêng: nhân hóa; In đậm: so sánh)

21 tháng 3 2019

Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.

21 tháng 3 2019

Chỉ một loài cây thôi

1 tháng 4 2018

Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về. 
Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua. 
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

                                                                          Bài làm

Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.

Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.

Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới

Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới

Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.

Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.

Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.

28 tháng 1 2019

Từ các ô cửa, các bạn ùa ra như một đàn chim sổ lồng. Trước đó, sân trường thật yên tĩnh nhưng giờ đây đã trở nên ồn ào náo nhiệt. Chúng em đang chơi, bỗng nhạc thể dục vang lên báo hiệu giờ thể dục bắt đầu. Tất cả nhanh nhẹn tìm vị trí của lớp mình để xếp hàng. Chẳng mấy chốc các hàng đã thẳng tắp như sợi chỉ căng. Theo tiếng nhạc, động tác cổ đã được bắt đầu. Đầu các bạn cứ cúi xuống, ngẩng lên, quay bên này, quay bên nọ như những con đông tây nam bắc. Động tác tay trống thật thuần thục và điêu luyện. Những cánh tay cứ đưa lên hạ xuống như một rừng búp măng đang đón lấy ánh sáng Mặt Trời. Nhìn kia, các bạn đang tập động tác lườn trông thật tuyệt. Thân hình lắc lư uyển chuyển như những rừng hoa đang đung đưa theo gió. Lần lượt các động tác bốn, năm được kết thúc trong tiếng hô "Khoe!" vang dội khắp sân trường.

 

28 tháng 1 2019

 1. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về bạn bè, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu. 
Lớp em có 52 bạn(1). Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau(2). Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang(3). Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp(4). Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết(5). Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmctin và niềm hi vọng(6). Em rất yêu quý bạn Minh Trang(7). 
- Biện pháp so sánh: 
Vế A: Nụ cười, làn da. 
Vế B: Hoa, tuyết 
Từ so sánh: như. 
- Ẩn dụ: Từ “thắp”. 
2. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về gia đình, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: Hoán dụ, nhân hóa. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu. 
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5). 
- Hoán dụ: Từ “nhà”. 
- Nhân hóa: từ “ông”, “thức dậy”. 
3. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về trường, lớp, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: nhân hóa, hoán dụ. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu. 
Ngôi trường của em mang tên Phạm Văn Chiêu(1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6). 
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”. 
- Nhân hóa: từ “vui tươi”. 
4. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về quê hương, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: nhân hóa, so sánh. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu. 
Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Hóc Môn(1). Trên cánh đồng quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều(2). Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim Đại bàng dũng mãnh(3). Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em(4). Em yêu quê hương của mình(5). 
- So sánh: 
Vế A: Từ “cánh diều”. 
Vế B: từ “cánh chim Đại bàng”. 
Từ so sánh: từ “như”. 
- Nhân hóa: Từ “mỉm cười”, vui đùa”.

26 tháng 3 2016

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất. Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm vẻ đẹp của mẹ , mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Trong mắt em, mẹ đẹp tựa thiên thần. Ở nhà, mẹ đảm nhiệm việc nội trợ. Khi mẹ lau nhà, quét nhà hay nấu ăn, mẹ làm nhanh nhẹn và trông rất đẹp mắt. Những cây chổi, cây lau nhà, những cái xoong, cái chảo,... qua tay mẹ đều nhảy múa loạn xạ cả lên, ấy thế mà công việc lại hoàn thành nhanh đến lạ lùng...Thế mới là mẹ của con chứ ! Mẹ là người phụ nữ xinh đẹp nhất, đảm đang nhất đối với em. Em sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ !

26 tháng 3 2016

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

18 tháng 4 2020

Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn.Những em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!

18 tháng 4 2020

Trường học là dạy cho em muôn vàn kiến thức trong cuộc sống. Trường của  em rất đẹp ; nó khoác trên mình tấm áo màu rêu vàng ; lấp ló trong màu xanh cây cối tạo nên cảm giác thật cổ kính, nghiêm trang. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi ; thân thương như một ngôi nhà thứ 2 của em vậy. Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết cho việc  học như anh bàn ; chị ghế,  cậu bảng đen, cô phấn trắng ngoài ra ;còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như  anh máy chiếu, chị máy in,…phục vụ cho công việc học tập của chúng em. Đằng sau trường là một khu đất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,… 

so sánh :  Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi ; thân thương như một ngôi nhà thứ 2 của em vậy 

Nhân hóa :Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết cho việc  học như anh bàn ; chị ghế,  cậu bảng đen, cô phấn trắng ngoài ra ;còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như  anh máy chiếu, chị máy in,…phục vụ cho công việc học tập của chúng em

- dùng từ ngữ vốn gọi  người để gọi  vật