Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ Tà ôi, biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con.
+ Tình thương con gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược
+ Mẹ mong có gạo, bắp, mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động
+ Tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu buôn làng, đất nước kháng chiến
+ Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân là người kiên cường
A. Mở bài:
- Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
B. Thân bài:
1. Phân tích tình cảm của người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru thứ nhất
a. Người mẹ Tà Ôi là một người mẹ giàu tình thương con và giàu lòng yêu nước.
- Người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho công việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn luôn bên mẹ:
“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”
Sự sóng đôi của từ “nghiêng” trong câu thơ giàu chất tạo hình đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Nhịp chày giã gạo thực ra nó không nghiêng nhưng vì giấc ngủ của em bé không được ngay ngắn như đặt trên giường mà phải dựa vào tấm lưng người mẹ lúc lên xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm.
- Bằng ngòi bút tả thực, tác giả giúp người đọc nhận ra mồ hôi mẹ rơi “nóng hổi”, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ, nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa:
“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời”
- Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ôi lấy thân mình làm nôi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường như mọi lời ru của cuộc sống thanh bình mà ru con bằng lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ. Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru đầy xúc cảm..
- Lòng yêu con gắn liền với tình thương bộ đội: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”
Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.
- Vì thế nên trong những lời mẹ ru con ta thấy được những ước mơ của mẹ:
“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân”
→ Người mẹ Tà Ôi mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con khôn lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội bởi cuộc sống của những người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn. -> Điều ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến.
2. Phân tích khúc hát ru thứ 2.
Hình ảnh người mẹ Tà Ôi với công việc lao động sản xuất trên chiến khu.
“Mẹ tỉa bắp trên núi Ka -lưi”Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”
- Sự tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông.
- Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như mặt trời của bắp đem lại hạt mảy hạt chắc thì em Cu Tai là mặt trời của mẹ. Cu Tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu, hy vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống.
- Sự sống của A -Kay cũng là sự sống của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi: “ mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”. Dân làng đang đói khổ - cuộc sống của người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn, mẹ muốn cưu mang, chia sẻ. Sức mạnh của tình thương yêu cộng đồng sẽ giúp mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn “trỉa bắp”, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị:
“con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.Mai sau con lớn phát mười ka-lưi”.
Tình cảm thương yêu ấy đã thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng – mong được mùa và chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con- có sức khoẻ làm nương giỏi. Đó là một điều ước giản dị, chân thật, chính đáng của người mẹ Tà Ôi.
⇒ Tình thương gắn liền với những điều ước đó đã nói với ta về một người mẹ giàu tình thương người và luôn biết sống vì người khác.
3. Phân tích khúc hát ru thứ 3.
- Cảm hứng của khúc hát ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống ở chiến khu Trị - Thiên. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không chỉ yêu thương con mà còn hành động vì tình yêu một cách dứt khoát mạnh mẽ:
“Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng.Mẹ địu em đi để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em tới chiến trường”
- Hai động từ “đi” đã gợi tả tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu: “chuyển lán, đạp rừng”. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất, giữ rừng. Người mẹ thật can đảm và dũng cảm cùng với “anh trai cầm súng, chị gái cầm chông” và “em Cu -Tai cũng theo mẹ vào trận cuối”.Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành từ nhận thức đến hành động của mỗi con người đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn:
“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ, em vào Trường Sơn”
- Người mẹ Tà-Ôi muốn góp công sức của mình vào việc bảo vệ Tổ Quốc bởi giặc Mĩ với dã tâm “đuổi ta phải dời con suối”- không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.
⇒ Từ tình thương con, thương bộ đội đến tình thương làng, thương đất nước, ta thấy tình thương của mẹ ngày càng rộng mở, người mẹ thật giàu đức hi sinh.
- Đó là cơ sở cho những ước mơ thật đẹp:
“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mai sau con lớn làm người Tự do”
Trong tình cảm của người Tà -ôi cũng như của những người con Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Bác Hồ - người cha của dân tộc luôn là nguồn động viên, là biểu tượng của chiến thắng, là hình ảnh của đất nước tự do. Bởi vậy mong được gặp Bác là cảm xúc thường trực,dù cho lúc này Bác đã mất, bởi lẽ chỉ có thống nhất mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước mơ giành trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình ảnh em Cu -Tai của tương lai là “người Tự do” của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.
⇒ Người mẹ Tà Ôi quả là một người mẹ yêu nước nồng nà và luôn tha thiết với độc lập tự do của Tổ Quốc.
C. Kết luận:
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thuỷ chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà ôi.
- Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Tham khảo :
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.
=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"
=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc
Tham Khảo
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.
=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"
=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc
Cách 1:
Bài thơ giúp ta hiểu rõ tấm lòng hi sinh cao quý của những bà mẹ dân tộc Tà Ôi.
- Người mẹ rất vất vả trong công việc, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Thế nhưng tấm lòng của mẹ chan chứa, dung hoà hai tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Mẹ thương con gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, đất nước. Những ước mơ của mẹ thể hiện trong việc mẹ làm. Mẹ làm việc hết sức mình cho con, cho đất nước. Những ước mơ ấy được nâng cao dần trong từng lời ru. Những tình cảm và ước mơ ấy được gửi gắm trong khúc ca giàu nhạc điệu dân tộc – đó là khúc hát ru với những hình ảnh độc đáo, sự so sánh, đối sánh trong mỗi câu thơ và bình diện toàn bài. Tất cả đã làm người đọc xúc động trước hình ảnh của người mẹ : đáng kính trọng, đáng tự hào và đáng ca ngợi.
Cách 2:
Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc cho nhà thơ. Chúng ta gặp bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, bà mẹ “nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” cũng của Tố Hữu. Rồi người mẹ đào hầm từ khi “tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc” của Dương Hương Ly, người mẹ “không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu” của Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mĩ. Người mẹ làm những việc vất vả: giã gạo, phát rẫy tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. Mẹ thương con, tình thương ấy hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, nuôi những đứa con kháng chiến. Người mẹ Tà ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ VN anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Bạn tham khảo :
Tình yêu thương giữa người với người vô cùng quý giá, đáng trân, đáng quý. Tình yêu thương được hiểu là sự đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Tình cảm ấy được biểu hiện rất cụ thể trong cuộc sống hằng ngày qua từng hành động, việc làm dẫu nhỏ bé. Đó có thể chỉ là một lời động viên, một số tiền ủng hộ, một bộ quần áo sạch sẽ cho người khó khăn...nhưng nó mang theo bao sức mạnh tinh thần lớn lao. Vì những yêu thương ấy mà người với người luôn gắn kết bên nhau và tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ của tình người ấm êm. Không có sự yêu thương, con người chỉ là một loài vật máu lạnh sống bằng lí trí khô cằn và cả đời nhốt mình trong băng giá cô đơn. Yêu thương là ngọn lửa ấm thắp sáng trái tim, làm giàu nhân cách và làm đẹp cuộc sống của tất cả chúng ta. Bạn và tôi, chúng ta đừng để: nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là trái tim con người!
*Phép liên kết : Phép nối : in đậm
Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Điều ấy được thể hiện trên phương diện đối với mẹ chồng. Khi bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Nàng thấu hiểu nỗi lòng người mẹ nên luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà. Có thể thấy, sự săn sóc mà Vũ Nương dành cho mẹ chồng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn xuất phát trực tiếp từ trái tim nhân hậu và yêu thương. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì đang hiếu thuận với mẹ ruột của mình. Lời trăng trối của mẹ chồng trước khi qua đời đã chứng giám cho phẩm chất ấy: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Sự hòa thuận giữa Vũ Nương và mẹ chồng đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Em tham khảo:
Vũ Nương là người vợ thủy chung. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Một người như nàng, đáng lẽ phải xứng đáng được hạnh phúc. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Than ôi! Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.Câu thán từ+ Câu bị động: In đậm nghiêng
- Đề tài của đoạn văn (thơ)
- Các khúc thơ lặp đi lặp lại đều đặn mang lại cho bài thơ âm hưởng mượt mà, ngọt ngào, sâu lắng ⇒ đúng là một lời hát ru.
- Tình thương dành cho đứa con gắn bó sâu sắc với những tình cảm lớn lao
- Ước mơ con lớn lên trở thành chàng trai khoẻ mạnh, trở thành những Đam San của thời đại mới.
- Từ trên lưng mẹ em vào Trường Sơn: Cách nói rất cụ thể. Trong tình cảm yêu thương của người mẹ mà con lớn khôn, mẹ mong em sẽ trở thành người chiến sĩ.
- Câu cuối: Con sẽ lớn lên, trưởng thành trong nền độc lập tự do.
⇒ Tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước, tha thiết với nền độc lập tự do ⇒ hoà quyện vào nhau sâu sắc.
- Chú ý phân tích: mặt trời
- lưu ý chất dân tộc trong các khổ thơ từ nhan đề đến hình ảnh.
+ Hình ảnh đứa con trên lưng mẹ trở đi trở lại trong đoạn thơ. Khắc sâu tình mẫu tử sâu nặng, thể hiện hồn dân tộc
* Nếu như những bài hát ru xưa thuần tuý chỉ là tình mẫu tử, thì ở đây, bên cạnh tình cảm ấy, ta còn thấy được tình yêu của mẹ với đất nước, xóm làng. Gắn liền với cuộc kháng chiến gian khổ vĩ đại của dân tộc, mang hơi thở của thời đại.
- Chú ý phân tích kĩ hình ảnh: nhấp nhô….