K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Làng"

+ giới thiệu tác giả.

+ hoàn cảnh sáng tác.

Thân đoạn:

- Nội dung của văn bản: tình yêu làng của ông Hai.

- Tình huống truyện:

+ khi ông Hai nghe tin làng theo giặc.

+ khi ông Hai nghe tin làng không theo giặc.

=> bộc lộ sâu sắc/ làm rõ tình yêu làng của ông Hai.

- Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.

+ Trước khi nghe tin làng theo giặc:

-> nhớ làng: "nhớ những ngày cùng làm việc với anh em".

-> vui vẻ khi bọn Tây bị khổ dưới cái nắng gắt: "Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó".

-> dõi theo tin tức làng kháng chiến: "thích đến phòng thông tin nghe lén, ghét những người đọc báo mà không đọc ra cho người khác nghe".

=> Ông rất yêu làng, yêu nước.

+ Khi nghe tin làng theo giặc:

-> sững sờ, đau khổ "cổ họng ông ngẹn lại,.."

-> ông lãng tránh: "ông đứng dậy đi về".

=> Cảm xúc tuyệt vọng, đau khổ.

+ Khi về nhà:

-> xấu hổ khi bản thân và gia đình là người của làng Việt gian.

-> cáu ghắt với chính vợ mình, lầm lì, ít nói.

-> ông lo lắng suy nghĩ nhiều đến mức trằn trọc không ngủ được.

=> Ông đặt hết tình yêu vào làng.

+ Khi ông nghe tin làng không theo giặc: Giặc đốt nhà, đốt làng của ông Hai.

-> Vật chất bị mất đi nhưng "ngọn lửa đó" đã gỡ rối tơ lòng ông Hai.

=> Ông hạnh phúc vô cùng.

Kết đoạn:

- Tổng kết.

16 tháng 11 2021

 

Diễn biến tâm trạng nhân vật ông lão để thấy: Trong nỗi đau đớn, tủi hồ, bế tắc, tuyệt vọng của ông là tình yêu làng, yêu nước bền vững, sâu nặng thiêng liêng:

- Tâm trạng sững sờ, bàng hoàng đau đớn, tủi hồ của ông Hai khi mới khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

- Tâm trạng sợ hãi, nghe ngóng trằn trọc thao thức của ông. - Xung đột nội tâm...

=> Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến trong ông Hai là bền chặt, sắt son.

 

tham khảo nhé

19 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, ông được nghe tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ(Câu bị động). "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.  Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 

28 tháng 1 2019

- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.

- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.

- Tham khảo đoạn văn:

Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).

22 tháng 11 2021

cho mình hỏi câu ghép trong này là câu mấy vậy