K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

 

Học tập là điều không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi con người. Khi thời đại ngày càng thay đổi, cách học con người cũng theo thế mà thay đổi để có thể mang về kết quả tốt nhất. Nhưng trong đó, luôn luôn không thể thiếu tinh thần tự giác trong học tập.

Ý thức tự giác trong học tập là nhìn nhận hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Ý thức tự giác học tập được thể hiện qua hành động, cách thức, mục đích chính của việc học.

  

So với các thế hệ trước thì theo ta thấy: tinh thần tự giác học tập của học sinh ngày càng kém hơn. Không phải do học sinh không hiểu bài mà do sự chủ quan và sự lơ là việc học và rèn luyện đạo đức. Khi chúng ta suy nghĩ bài thầy giao hôm nay dễ, mai sẽ làm. Chúng tạo cho ta thói quen lười biếng và từ từ dần quen thuộc.

Ở trường, ta thấy rõ là trong mỗi tiết học, học sinh có vẻ lơ là nói chuyện nhiều hơn là học, việc học trở nên chán nản. Đến lớp là chỉ cho vui, để không uổng công bố mẹ. Thực sự học sinh không thể hiểu rõ mục đích học tập. Thiếu nghiêm túc, không quan tâm thầy cô đang giảng gì, mỗi năm trôi qua, các hiện tượng ngày càng tăng.

Các năm 2010 trở lại đây, những vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, vài trường hợp đã có em thôi học do chấn thương khá nặng. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn, xung đột cá nhân, yêu đương nhăng nhít.

Một nguyên nhân nữa khá thực tế là mạng xã hội và game điện tử. Chúng như “mực” vậy, khi ta tiếp xúc với chúng một thời gian sẽ từ từ gây nghiện và cuối cùng bỏ học và thời gian cho vào chúng. Các học sinh ngày càng đua đòi theo phong trào.

Một số bài báo ghi rằng Bill Gates bỏ học rồi trở thành tí phủ mà không ghi rõ thời gian ông đã luyện tập như thế nào để trở thành tỉ phú vào đó, học sinh không hiểu ý nghĩa rõ và mất niềm tin học tập. Một số gia đình không quan tâm việc học, ăn chơi cờ bạc rồi kéo con cái vào. Giáo viên còn có hiện tượng khó tính quá mức và “đì” một số học sinh, thiên vị học sinh khiến học sinh chán nản, trầm cảm. Và hậu quả của các việc trên là kết quả học sinh ngày càng kém, chất lượng giáo dục giảm, vi phạm tội trong học tập tăng.

Học sinh cần có suy nghĩ rõ mục đích học tập, giáo viên cần làm cho mỗi tiết học thêm vui nhộn như Thầy Dương Lê, học sinh giỏi khá hỗ trợ các bạn yếu kém, gia đình cần thật sự quan tâm đến việc học và tâm lí của con cái.

 

Học sinh ta thì cần rèn luyện ý thức học tập, phấn đấu trong học tập, không sợ thất bại, tránh sa vào tệ nạn xã hội, bỏ dần thói quen chơi game và lướt mạng xã hội. Cần tham gia các diễn đàn học tập, rèn luyện thêm bài tập thêm ở nhà và thời gian rảnh rỗi.

 

Học tập giúp ta trở thành người tốt và tạo cho ta sự nghiệp, làm đẹp nhân cách, khiến ta có sự tôn trọng với xã hội. Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi”.

25 tháng 1 2022

ngủ đuy nèo , mụn ròi đoá

10 tháng 9 2021
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Cre:lazi.vn

10 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cuộc sống này là của chúng ta. Chúng ta không thể trông chờ hay ỷ lại bất cứ ai. Bởi vậy, tính tự giác là điều chúng ta cần phải có. Tự giác là khi chúng ta tự chủ động thực hiện điều gì đó mà không cần ai nhắc nhở. Người có tính tự giác bao giờ cũng sống rất quy củ, biết sắp xếp công việc của mình. Và chắc chắn những người có tính tự giác sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Xưa, trạng nguyên Nguyễn Hiền học tập rất chăm chỉ, thậm chí còn bắt đom đóm vào vỏ trứng để làm đèn. Việc học hành như một thói quen hàng ngày cần làm mà trạng nguyên Nguyễn Hiền không cần ai phải nhắc. Để có thể rèn luyện tính tự giác, mỗi cá nhân cần đặt ra cho mình những quy tắc riêng, cần nghiêm khắc hơn nữa với bản thân. Nếu chúng ta cứ sống ỷ lại, chúng ta sẽ là những con rối để cho người khác điều khiển, xã hội này sẽ "giậm chân tại chỗ" mà thôi. Nhất là thế hệ trẻ chúng ta, chúng ta cần chủ động học tập, rèn luyện để góp sức mình làm nên sự giàu đẹp của quê hương. 

 
10 tháng 12 2021

undefined

28 tháng 4 2021

Cho xin câu trả lời nha,tui cần gấp lắm rồi:(!

1 tháng 8 2021
 

Tham khảo:

Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả  năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của học sinh.

Tham Khảo:

Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Vậy học là gì? Học là một quá trình tích lũy tri thức vô cùng gian khó và vất vả. Hơn thế nữa trong quá trình ấy người tiếp thu kiến thức phải có một tinh thần học tập đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả. Tiêu biểu chính là tự học. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tinh thần tự học. Như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Thật vậy, tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học tập của mỗi người. Nó sẽ giúp bạn có động lực và đưa bạn đến nhiều chân trời mới hơn. Ấy thế mà vẫn còn những bạn lười học, ỷ lại vào cha mẹ. Đáng xấu hổ! Chính vì vậy, mỗi người phải tự giác học tập. Cạnh đó hãy áp dụng những điều mình đã học vào thực tế cuộc sống, biến lý thuyết thành những bài học của riêng bản thân mình.

12 tháng 4 2022

Trong văn bản Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên những phép học có ý nghĩa rất tích cực và tiến bộ:

- Học tuần tự, tiến lên từ trình độ thấp đến trình độ cao. Cách học này sẽ giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện lâu dài trong việc học.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

=> Cách học này giúp người học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất. Như vậy, cần phải biết kết hợp giữa học rộng và hiểu sâu, có cái nhìn toàn diện bao quát song cũng cần biết đi sâu vào chi tiết cụ thể.

- Học phải biết kết hợp với hành; học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một quan điểm đã trở thành chân lí của muôn đời. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống của con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lí thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học cần đi đôi với hành để kiến thức học tập không phải là thứ chết cứng, xa lạ với cuộc đời mà phục vụ đắc lực cho cuộc sống và con người.