Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
#Châu's ngốc
hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Việt Nam là một đất nước truyền thống với những người phụ nữ dịu hiền và đầy đức hi sinh , cam chịu . Trải qua ngàn đời nay , người phụ nữ vẫn vậy , vẫn xinh đẹp , nết na , vẫn sắt son , chung thủy . Nhưng có bất công không khi số phận của họ lại chẳng hề ấm êm , người phụ nữ phải trải qua bao phen nổi chìm cùng sóng nước . Số phận của họ nằm trong tay của những người đàn ông , cuộc sống đưa đẩy đi đâu thì người phụ nữ phải đi đến đấy . Họ bị vùi dập , bị chà đạp , bị coi thường , bị đối xử bất công . Nhưng , sau tất cả , người phụ nữ vẫn không thay lòng đổi dạ , tấm lòng sắt son như chiếc bánh trôi chim trong sóng nước , nhân đường đỏ thủy chung vẫn nguyên vẹn . Những người phụ nữ lớn lao , đầy cam chịu , đầy hi sinh , thật đáng coi trọng và ngưỡng mộ , thật đáng được hạnh phúc , đáng được yêu thương .
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên than phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Đó là những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến “Tam tòng, tứ đức” ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ, …
Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê, … Họ gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le.
Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ, không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nỗi ba chìm với nước non”
Không chỉ thế nỗi đau thân phận con được nhắc đến ở bài : “Tự tình II”:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non (…)
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi ( tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết). Mang cho mình một thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con: “Mảnh tính san sẻ tí con con”.
Đối với Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xủ bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:
“Lặn lội than cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Câu thơ mang chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” thể hiện sự tủi thân của người phụ nữ, trước sự đơn chiếc, chen chút làm ăn vật lôn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán than (“Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”) mặc dù rất vất vả, khổ cực. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu cảu người phụ nữ Việt Nam.
Qua đó, đã làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam xưa. Đồng thời phê phán cái xã hội thối nát, giận người đời bạc bẽo vô tâm (“Sau giận vì duyên để mỏi mõm mòm” – Tự tình I của Hồ Xuân Hương), giận cuộc sống đã đưa những người phụ nữ vào chỗ lẻ loi cô dơn, hiu hút:
“Oán hận trông ra khắp mọi chòm” (Tự tình I – Hồ Xuân Hương)
Họ oán hận trước nỗi đau âm ỉ, dai dẳng đốt cháy tâm can và tê tái nhất.
Trong thơ Hồ Xuân Hương ta luôn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự tình II)
Quả thật, họ không bao giờ chịu khuất phục, luôn cựa quậy. Xuân Hương lại càng khẳng định”
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà en vẫn giữ tấm lòng son” ( Bánh trôi nước)
Đúng là một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ với tấm lòng thủy chung, son sắc, quyết gìn giữ không để hoàn cảnh xã hội lam hoen ố, là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và hãnh diện về chính mình. Và trong tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được hòa hợp trong một tình yêu trọn vẹn, mãnh liệt:
“Chém cha cái kiếp lấy cồng chung”
Nó thể hiện một niềm khao khát chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại.
Đến với “Thương vợ” của Tú Xương nhìn với góc độ đạo lý, bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ nhưng nhìn ở góc độ tình cảm, ta thấy bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con.
Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở …
Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội “Trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang tháo vác.
Bạn tham khảo nha:
Người ta vẫn thường nói: "Đối với đàn ông, sự nghiệp là tình yêu, còn với phụ nữ, tình yêu là sự nghiệp". Vậy nên, phái đẹp sinh ra để mà yêu thương mọi người và để được mọi người yêu thương. Việc người phụ nữ không có sự nghiệp riêng cho mình vẫn được coi là chuyện bình thường, và ngày nay nó cũng còn phổ biến.
Trong gia đình, ông cha ta quan niệm "của chồng, công vợ". Đó là khi người đàn ông kiếm tìm sự nghiệp cho chính mình và cho cả gia đình, còn người phụ nữ thì ra công gìn giữ, bảo vệ mái ấm cho mình, cho các con, cũng là cho cả gia đình của họ nữa.
Thế rồi, cuộc sống thay đổi, xã hội phát triển, thời đại biến động... đã làm đổi thay nhiều giá trị chuẩn mực, trong đó có việc thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về người phụ nữ và cách nhìn nhận đánh giá của người phụ nữ về chính họ.
Hai cuộc kháng chiến vĩ đại, giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam đã ghi dấu phần đóng góp to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, của những thế hệ phụ nữ "gái thay trai, tay súng, tay cày đảm đang. Việc nước, việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi xinh". Gian khổ rồi cũng đã qua đi. Đất nước đã toàn thắng. Chiến tranh đã kết thúc. Những người đàn ông đã trở về... Những người phụ nữ trở lại với vị trí của mình, lại "tay hòm chìa khoá", lại tất bật suốt ngày với những công việc nội trợ không tên và trách nhiệm làm "người phụ nữ vĩ đại đằng sau những người đàn ông thành đạt của mình".
Thế nhưng cũng ở vị trí ấy, họ đã và đang phải thích nghi với rất nhiều cái mới, mà chính những cái mới ấy dẫn tới nhiều khó khăn nhưng cũng không ít thuận lợi cho sự phát triển của nữ giới ngày nay nói chung và của mỗi người phụ nữ nói riêng.
Trước hết, người phụ nữ phải chịu sức ép của sự thăng tiến trong sự nghiệp. Ở Việt Nam, lực lượng lao động nữ chiếm 51% trong lao động xã hội. Phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực: hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, thương mại... Chị em là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Những thành tích mà chị em đạt được rất đáng trân trọng và được xã hội đánh giá cao.
Tuy nhiên, tính trung bình mỗi người phụ nữ sinh 2 con mất 10 năm vất vả nuôi con, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành cũng như trong quá trình làm việc chuyên môn. Thế mà, có nơi vẫn còn nhiều định kiến đối với người phụ nữ thành đạt từ mọi phía: xã hội, gia đình, đồng nghiệp. Trước hết, vẫn còn hiện tượng chưa tin cậy giao việc khi sử dụng cán bộ nữ, vì cho rằng trình độ nữ có phần yếu hơn nam. Những định kiến kiểu như vậy làm chị em chỉ là “bù nhìn” ở nhiều nơi.
Mặt khác, tư tưởng lạc hậu coi phụ nữ chỉ làm việc nội trợ, chân tay, còn nam giới lo con đường công danh, đã làm nảy sinh quan niệm: nếu người phụ nữ suốt ngày lo học hành, say mê công việc thì việc chăm sóc con cái không được chu đáo. Thêm vào đó, đôi khi ngay bản thân người phụ nữ cũng tự ti, an phận thủ thường, muốn rút lui về tổ ấm, chưa phát huy được những tiềm lực của bản thân mình. Ngược lại, cũng có một số ít chị em sống trong nền kinh tế thị trường không biết tự kiềm chế, bị lôi kéo vào vòng xoáy của đồng tiền, có người không chịu phấn đấu nhưng mong có vị trí cao để hưởng quyền lợi, do đó tìm mọi thủ đoạn để "vươn lên"...
Có thể nói, người phụ nữ muốn thực sự vươn lên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay thì nhất định phải học tập, phải cố gắng để tiếp cận được những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Nhưng điều đó cũng chưa phải là điều kiện đủ. Để có thể thành đạt, người phụ nữ cần có những điều kiện khách quan tốt, cần một môi trường xã hội mà ở đó, sự phấn đấu của họ không những được chấp nhận mà còn được tạo điều kiện.
Để có thời gian học tập, phấn đấu, người phụ nữ đang phải đối diện với sức ép về thời gian, phải sử dụng thời gian sao cho thật tối ưu. Thời gian của người phụ nữ “eo hẹp” hơn nhiều so với nam giới. Thiên chức của người phụ nữ là mang thai, sinh nở, chăm sóc con cái, cho nên sau 8h làm việc mỗi ngày, không giống như nam giới, người phụ nữ tiếp tục các công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con... Thời gian để đọc báo, cập nhật thông tin xã hội, tự học để trau dồi kiến thức là rất ít, đó là chưa nói đến việc làm thế nào để có thời gian tham gia các hoạt động thể thao hay các hình thức giải trí khác.
Như vậy, người phụ nữ vừa tham gia kiếm tiền nuôi sống gia đình, vừa chăm sóc các thành viên trong gia đình sẽ vất vả hơn người đàn ông. Để chăm sóc cho một gia đình, thông thường mỗi người phụ nữ phải cần tới gần hết thời gian trong ngày cho các công việc nội trợ, từ dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chợ búa... tới chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Vậy mà giờ đây, họ còn phải chia sẻ quĩ thời gian vốn cố định và không thể co dãn này ra nhiều phần để dành cho công việc cơ quan, công việc xã hội, học tập, chăm sóc bản thân nữa. Một trong những giải pháp ở đây chính là sử dụng lao động của những người giúp việc để giúp đỡ thực hiện các công việc giản đơn, nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, không có người giúp việc nào có thể thay thế vai trò của người vợ, người mẹ. Do đó, sức ép về thời gian có thể coi là bài toán nan giải đầu tiên đối với người phụ nữ hiện đại.
Công việc đối với chị em không chỉ là sự phiệp mà còn là vấn đề thu nhập: người phụ nữ phải đương đầu với bài toán tài chính trong gia đình. Cuộc sống hiện đại với những nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, khả năng kinh tế của mỗi gia đình tuy có được nâng lên theo mức thu nhập trung bình của xã hội và theo sự nỗ lực, cùng với khả năng làm việc của mỗi thành viên gia đình, cũng không thể lúc nào cũng theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng của mỗi cá nhân. Bài toán chi tiêu, tích luỹ và đầu tư để phát triển về kinh tế của mỗi gia đình, gây khó khăn cho những người vợ nhiều hơn, vì họ phải cân nhắc, lựa chọn để ra những quyết định cụ thể xung quanh việc sử dụng những khoản tiền thường là rất eo hẹp của cả hai vợ chồng. Vậy mà, còn có rất nhiều người chồng có nhu cầu chi tiêu cá nhân xấp xỉ, nếu không nói là nhiều hơn, so với khoản tiền thu nhập riêng của họ. Khi đó, có rất nhiều người phụ nữ sẽ phải giải những bài toán khó khăn hơn nhiều nữa, tức là không chỉ là những bài toán chi tiêu làm sao cho tối ưu mà là chi thu như thế nào cho đủ, hay nói cách khác là làm thế nào để tăng thu nhập, để kiếm ra tiền nuôi sống gia đình.
Trên thực tế, có nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ các sản phẩm văn hoá cả tinh thần lẫn vật chất, thậm chí không được sử dụng cả thu nhập của chính mình. Cho nên, những người phụ nữ thành đạt, thường là những người phụ nữ có được những người bạn đời biết thông cảm, sẵn sàng cùng lo tài chính của gia đình, cùng “xắn tay áo” vào bếp, cùng chia sẻ với vợ mình mọi công việc nặng nhọc, trong đó có cả việc nội trợ và nuôi dạy con cái.
Những đại diện của phái đẹp đang phải chịu những thách thức của mặt trái nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại. Đó là, các tệ nạn xã hội len lỏi vào từng ngõ ngách xã hội, vào nhiều gia đình... khiến cho vấn đề ly hôn, ngoại tình ngày càng trở nên bức xúc. Hình ảnh những người phụ nữ trẻ chờ đợi chồng bên mâm cơm nguội ngắt đã không còn là cá biệt ở thành phố. Các cuộc điện thoại kêu gọi trợ giúp vì nghi ngờ chồng có người phụ nữ khác ngày càng nhiều.
Một mặt khác, cám dỗ về những mối tình tay ba, lãng mạng và ngang trái của những người phụ nữ cũng không còn là việc hiếm gặp. Cho nên, có lẽ chưa bao giờ vấn đề trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình lại được đặt ra lớn đến vậy.
Người ta thường nói nhiều về việc gìn giữ tình cảm, sự cảm thông, gần gũi về tinh thần của hai vợ chồng, cũng như vai trò tinh thần của việc thoả mãn quan hệ chăn gối trong gia đình, nhưng người ta cũng không thể né tránh một thực tế là quan hệ gia đình ngày nay đang bị "xã hội hoá" một cách ghê gớm. Càng không thể làm ngơ trước những thực tế của những quan hệ ngoài hôn nhân ngày càng nhiều, thậm chí ngày càng có phần công khai. Mong ước của đại đa số chị em phụ nữ ngày nay, có lẽ là: một người chồng biết cảm thông (vừa là bạn vừa là người yêu nữa), một gia đình hoà thuận, những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, một công việc thích hợp với khả năng, thu nhập khá, có cơ hội phát triển tài năng và khẳng định vai trò xã hội của mình. Những mong ước nói trên không thể thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ của "phái mạnh", của gia đình và xã hội.
Bên cạnh rất nhiều khó khăn trong đời sống cá nhân và trong sự nghiệp, người phụ nữ ngày nay đã được giải phóng về mặt tâm lý, không còn chịu tâm lý lệ thuộc vào người đàn ông: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Thuận lợi lớn nhất mà người phụ nữ ngày nay có được là quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trên con đường bình đẳng, tự do và phát triển: chị em tham gia đông đảo và có mặt ở nhiều ngành nghề quan trọng. Được tạo điều kiện và có được môi trường làm việc phù hợp, nhiều chị em đã đạt được những thành tích cao không thua kém gì phái mạnh.
Sự giải phóng về tâm lý đã khiến cho cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân của những người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Người phụ nữ đã không còn cam phận nữa. Sự vươn lên, ý thức về cái tôi trong mỗi người phụ nữ và nhu cầu tự khẳng định mình ngày càng thể hiện một cách rõ nét. Một mặt, đòi hỏi về bình đẳng giới khiến tính tích cực của người phụ nữ có cơ hội rèn luyện và bộc lộ ra một cách đầy đủ.
Mặt khác, để có được bình đẳng những người phụ nữ phải khẳng định vai trò nữ giới của mình, thế mạnh phái nữ của mình, chứ không phải phấn đấu giống hệt như đàn ông, vươn lên để trở thành "phái mạnh". Như vậy, người phụ nữ nhìn nhận chính mình như những chủ thể độc lập, đồng thời ngày càng ý thức rõ về nữ tính và vai trò của nữ giới.
Cách nhìn nhận, đòi hỏi đối với những người phụ nữ từ phía xã hội và từ phía những người đàn ông mà họ yêu thương, đã thay đổi rất nhiều. Xã hội đòi hỏi những người phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng, đời sống kinh tế, chính trị và xã hội nói chung. Người phụ nữ được học hành ngày càng cao, và họ không thể không sử dụng vốn kiến thức mà xã hội đã trang bị cho họ chỉ trong bốn bức tường của gia đình mình nữa. Những người đàn ông mà họ yêu thương đòi hỏi ở họ ngày càng nhiều: không chỉ là sự chăm sóc về ăn uống, sự gần gũi về con người, mà là tất cả sự gần gũi về tinh thần, sự chia sẻ, cảm thông, rồi cả sự hấp dẫn, quyến rũ để giữ cho những người chồng mong muốn trở về nhà sau giờ làm việc.
Những đòi hỏi nói trên tạo ra những áp lực lớn khiến những người phụ nữ phải chịu sức ép từ nhiều phía, nhưng đồng thời có rất nhiều người phụ nữ đã vươn lên được, thoát ra được khỏi những sức ép ấy và trở thành những người phụ nữ thành đạt, hạnh phúc. Đó cũng chính là một trong những thay đổi to lớn nhất đối với nhiều đại diện của phái đẹp.
Lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam đã ghi công lao đóng góp của phụ nữ: truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sản sinh ra dân tộc, Bà Trưng, Bà Triệu đứng lên cùng cả dân tộc đòi lại chủ quyền cho đất nước.., các thế hệ phụ nữ ngày nay tiếp tục đóng góp nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang hoà nhịp với sự phát triển của “các con rồng” kinh tế trong khu vực và trên thế giới, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ nền kinh tế thuần nông, lạc hậu chuyển sang nền kinh tế tri thức... người phụ nữ Việt Nam vẫn vừa đảm đương những công việc thường nhật trong gia đình, vừa gánh vác ngày càng nhiều trọng trách trong đời sống xã hội và cộng đồng.
Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, nhất định trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử thì bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.
Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.
Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tảo tần, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.
Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa,…
Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.
Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.
Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
tham khảo:
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
học tốt nha
tk cho mik nha
kb vs mik nha
Bạn ơi vậy còn suy nghĩ của em về người phụ nữ ngày nay thì sao