Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
''Cổng trường mở ra'' là một sáng tác của Lý Lan. Tác phẩm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của một người Mẹ trước một ngày đặc biệt của đứa con thân yêu. Đó là tâm trạng bồi hồi, lo lắng, duy nghĩ và đắn đo một chân trời mới đang đón con mình “ ngày khai trường đầu tiên của con”. Những suy nghĩ của người mẹ được hiện lên rõ nét, suy nghĩ về một nền giáo dục về vai trò của nhà trường với mỗi thế hệ mới.
Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.
Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.
Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.
Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.
Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài!
Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.
“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà.
Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.
Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.
Tham khảo!
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.
3
Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau).
vd- Con đường này thật rộng !
- Chúng ta nên pha thêm đường.
4- Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
- rọi
=> Chiếu, soi
- trông:
=> Nhìn, ngắm
=> Các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau – Từ đồng nghĩa
Bài làm
Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.
Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình.
Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”.
Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”.
Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài!
Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.
“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà.
Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.
Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.
Bài làm
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.
Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.
Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.
Thế mà cx gọi là trả lờ
Nếu như vậy thì người ta chép trong sách giáo khoa còn hơn là hỏi
Nguyễn Khuyến(1835-1909):lúc nhỏ tên là Thắng,quê ở thôn Vị Hạ (làng Và),xã Yên Đổ,nay thuộc Trung Lương ,huyện Bình Lục,tỉnh Hà Nam;thuở nhỏ nhà nghèo ,thông minh,học giỏi,sau đó đi thi ,đỗ đầu cả 3 kì:Hương ,Hội ,Đình,do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ.Nguyễn Khuyến làm quan khoảng 10 năm ,nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ ,ông cáo quan về ở ẩn.