Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Như bao ngày khác ,chiều nay em đi học về trên con đường quen thuộc .Con đường đến trường chạy qua cánh đồng làng mênh mông .Đúng vào mùa lúa chín nên ngào ngạt hương thơm .Cả biển lúa vàng như một tấm lụa do bàn tay siêng năng của con người dệt nên.Ánh nắng cuối ngày hắt xuống càng làm cho cánh đồng thêm vàng rực rỡ .Từng cơn gió thổi làm cho “mặt biển ”ấy cũng nhấp nhô gợn sóng như đang chơi trốn tìm . Những bông lúa trĩu nặng hạt đu đưa mình như làm duyên .Mấy chú chim có lẽ đói bụng ,ẩn mình nhặt hạt thóc rơi dưới gốc lúa .Khi đã no bụng,chúng vút bay lên bầu trời cao. Xa xa ,các bác nông dân vẫn cặm cuội gặt như quên hết thời gian .Trê n bờ mấy chú trâu thảnh thơi gặm cỏ …Cánh dồng làng về chiều bao giờ cũng thanh bình như thế .
Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.
Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.
Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.
Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…
Nguyễn tuân đã sử dụng ngôn ngữ diêu luyện sự miêu tả tinh tế chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc thông qua sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú
Nếu bất kì vị du khách nào dù có khó tính đến mấy, khi đã đặt chân lên mảnh đất Việt Nam, đi tham quan khắp nơi, từ những con phố cổ cho đến các thành phố thơ mộng rồi ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của một bờ biển nào đó, thì chắc chắn lúc trở về, biển Nha Trang sẽ là một dấu ấn khó quên. Bởi lẽ Nha Trang là một bãi biễn tuyệt đẹp quanh năm bao la sóng vỗ nằm dọc thành phố Nha Trang thơ mộng. Cái đập vào mắt ta đầu tiên khi đến đây chính là bãi cát trắng tràn ngập ánh nắng, nó lúc nào cũng đông vui, cũng nhộn nhịp nhờ sự xuất hiện của hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước. Đẹp hơn cả là những đợt sóng ồ ạt ngoài khơi xa kia. Ôi đẹp sao, chúng lênh đênh, lơ đãng, nhẹ nhàng và cũng có khi giận dữ, đập mạnh vào bờ tung bọt trắng xóa rồi khi nguôi cơn giận, chúng thu mình về với biển. Những hàng dừa xanh nằm dọc theo eo bờ cát đung đưa hai ba tàu lá xanh mát rượi như đón chào. Các món ăn hải sản ở đây cũng đâu kém gì, có cua, có ốc, ghẹ, mực, cá,.. Mỗi món ăn mang một hương vị đâc trưng, làm người ăn nhớ mãi. Tôi yêu Nha Trang, không chỉ vì vẻ đẹp duyên dáng và son sắt của biển, mà còn vì lòng tự hào, hãnh diện khi đất nước thân yêu của mình sở hữu một cảnh quan thiên nhiên kì vĩ đến như vậy.
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy thêm cho tôi hồi lớp 5. Dù chỉ học với thầy 1 buổi thôi nhưng tôi rất quý thầy
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
…Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.
Mai Thị Quỳnh Nga bn ko thể t i c k cho 1 người 15 lần
mik sẽ ko tin bn
Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
Khi mắt trời bắt đầu xuống núi, lúc đó hoàng hôn bao phủ lấy cả làng quê nơi em ở. Em vẫn thích ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống, khiến cho mọi thứ êm ả và thanh bình đến lạ. Em vẫn thích cảm nhận không khí nhẹ nhàng và rất quê đó. Nó giúp cho mọi người thoải mái cảm nhận những phút giây cuối ngày.Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, những tia nắng măt trời bắt đầu héo hon và là là sát mặt đất. Nhìn cánh đồng lúa bảo la khi khoảnh khắc hoàng hôn xuống thật yên bình và nhẹ nhàng. Những làn gió nhẹ nhàng từ đâu thổi về khiến cho những bông lúa nặng trĩu bông khẽ đung đưa từ bên này sang bên khác.Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ khi sắp kết thúc một ngày bước đủng đỉnh, thong thả chậm rãi bước về nhà theo tiếng sáo diều ở đằng xa. Các cô chú nông dân khi mặt trời tắt nắng cũng dừng công việc đồng áng để trở về nhà chuẩn bị bữa tối ấm cúng bên gia đìnhỞ cái giếng làng của xóm em, có một cây đa rất lớn và cái ao to trồng rất nhiều hoa sen. Mọi người cúi xuống rửa các dụng cụ làm đồng, cười nói rất vui vẻ, tiếng trẻ con reo hò khiến cho khung cảnh làng quê khi chiều muộn trở nên nhộn nhịp hơn.Trên những mái ngói đỏ tươi có những làn khói trắng lan tỏa ra khắp không gian và mùi cơm thơm lừng. Có lẽ nhà ai đó đang nấu cơm buổi tối. Một khung cảnh thật yên bình, giản dị nhưng ấm áp và than quen biết bao.Bọn trẻ chúng em khi hoàng hôn buông xuống thường kéo nhau ra đồng và ngắm cảnh mọi người về nhà, ngắm những chiếc xe tải chạy bon bon ở trên đường quốc lộ và ngắm mặt trời rớt núi.Em rất thích những khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống ở làng quê em. Nó thanh bình và rất yên ả
Cách nhà em khoảng 2 ki-lô-mét, trường em nằm trong một ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Từ đầu ngõ vào đến cổng trường chỉ vài chục mét nên chỉ đứng từ đó nhìn vào đã thấy thấp thoáng cổng trường. Cổng trường được ốp gạch hoa đỏ chói, trên mái được quét ve vàng và được xây thành chéo sang hai bên thật oai vệ. Trên đó, nổi bật hàng chữ màu xanh của biển tên trường, cái tên là "niềm tự hào của thành phố, một con chim đầu đàn của ngành giáo dục tỉnh nhà' như lời cô hiệu trưởng thường nói. Cánh cổng xanh lúc nào cũng rộng mở để đón các học sinh yêu quý.
Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :
1. Cốt truyện:- Tác phẩm kể về sự việc gì?- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?2. Nhân vật:- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ... * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.b. Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.c. Ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vậtThứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện
Văn tả người :
- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
Văn tả cảnh :
- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
- Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
1. Mở bài: Giới thiệu về cuộc gặp kì lạ với nàng Âu Cơ và những người con.
2. Thân bài:
- Kể về cuộc gặp gỡ:
+ Em đã gặp Âu Cơ và những người con của nànong hoàn cảnh nào? Miêu tả hình dáng, điệu bộ, cử chỉ,... của họ.
+ Khung cảnh của cuộc gặp (thiên nhiên, con người, sinh hoạt, lao động,...)
+ Em đã trò chuyện với họ những gì?
- Qua lần gặp gỡ ấy, em hiểu thêm điều gì về Âu Cơ, Lạc Long Quân, những người con của họ và đất nước Hùng Vương thuở ban đầu.
- Điều lí thú và bổ ích qua lần gặp ấy.
- Tình cảm và suy nghĩ của em về nhân vật đó.
3. Kết bài: Giấc mơ thật tuyệt diệu, cuộc gặp gỡ ấy vô cùng lí thú đối với em.
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.
Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.
Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm . Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ “ trường tiểu học Chu Văn An” màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường . Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét . Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ . Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó… được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dạy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng và hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi .
Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô . Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi .Bác bảo vệ đã mở cổng trường. Trên sân trường mới chỉ có một số bạn đến sớm để trực nhật và một số bạn, nhà gần trường giống em, đến sớm. Bạn thì ôn bài, bạn thì chăm sóc luống hoa của lớp mình, có bạn đang giặt khăn lau bảng ở vòi nước phía cuối sân . Gần đến giờ học, các bạn học sinh đến trường ngày càng đông. Sự náo nhiệt thực sự bắt đầu. Thoắt cái, sân trường đông vui, nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng chào hỏi, nói cười rộn ràng. Khắp sân trường tung tăng những gương mặt sáng bừng, tươi tắn màu khăn quàng đỏ rực. Một vài cô cậu có lẽ sáng nay ngủ dậy muộn chưa kịp ăn sáng dạt vào góc sân, vừa tranh thủ ăn vừa quan sát các trò chơi. Các bạn đến phiên trực nhật đang cố gắng hoàn thành công việc trước khi giờ học bắt đầu. Thầy cô giáo cũng đã tập trung đông đủ. Mặt trời sáng bừng lên, các tia nắng vàng chiếu khắp sân trường, chiếu vào từng lớp học. Gió nhẹ thổi làm những tán lá bàng rung lên như đang cất lời chào các bạn nhỏ thân thiết. Mấy chú chim từ các ngọn cây sợ hãi bay vọt tận lên mái nhà thỉnh thoảng lại ngó nghiêng nhìn xuống sân trường có vẻ thích thú lắm. Mười lăm phút sau, tiếng trống báo hiệu giờ học “tùng, tùng” vang lên. Học sinh nhanh nhẹn về lớp học của mình. Sân trường lại trở nên yên tĩnh.
Mỗi buổi đến trường mang lại cho em rất nhiều niềm vui. Hè này, em sẽ phải xa mái trường này để lên học lớp 6 ở một ngôi trường khác. Em sẽ rất nhớ ngôi trường thân yêu này.
Bài 3:
Buổi sáng, lúc ông mặt trời vừa thức giấc chiếu những tia nắng ấm áp xuống các ngả đường thì cũng là lúc em đi đến trường. Trường em là trường tiểu học Cát Linh nằm ngay đầu phố Cát Linh.
Khi bước chân vào cổng trường, điều làm người ta chú ý đầu tiên là cái khẩu hiệu. Khẩu hiệu trường em được treo ngay trước cổng trường. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” được viết cân đối ở giữa. Bên dưới là địa chỉ và số điện thoại của trường. Bên trên là hàng cờ đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, hồng trông thật là sặc sỡ. Đi vào trong trường, chúng em phải đi qua một quãng đường dài. Đó là nhà chờ, nơi mà các bác phụ huynh ngồi đợi để đón con em mình ra về. Bước vào sân trường, bên phải em là dãy nhà một tầng gồm: phòng bảo vệ, phòng tin học, thư viện. Nói đến phòng tin học, đó là một trong những niềm tự hào của trường em. Đâu phải trường nào cũng có thể mua hàng chục cái máy tính để phục vụ cho việc học như trường em được. Trước mặt em là dãy nhà hai tầng, có tất cả hai tư phòng học. Mỗi phòng học, bàn ghế được kê rất ngay ngắn. Phía trên mỗi lớp học là chiếc bảng xanh to giúp các thầy, cô giáo giảng bài được kỹ hơn khiến cho chúng em hiểu bài rõ hơn để việc học tập ngày một tấn tới. Bên trái em là khu văn phòng, gồm có phòng của thầy Hiệu trưởng, phòng của cô Hiệu phó, phòng Hội đồng, phòng Tài vụ và phòng Đoàn Đội. Giữa sân trường là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió. Bên cạnh là cái sân khấu, tuy rằng cái sân khấu này nhỏ nhưng nó là nơi tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi bế giảng, biểu diễn văn nghệ. Phía sau là khu phòng học của các em lớp một, nhà bếp, rất tiện lợi cho việc nấu nướng của các bác nhà bếp. Lúc này đã có lác đác vài bạn học sinh đến trường. Không khí thật là náo nhiệt.
Chỉ còn vài năm nữa thôi em sẽ phải rời xa ngôi trường thân yêu này. Nhưng dù đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ mãi những kỷ niệm và các thầy cô, những người đã dìu dắt em trên những bước đường đầu tiên của tuổi học trò.
tiếng sáo ngân vang trong trẻo, từ xa vọng lại. đàn trâu vểnh tai nghe sáo trở về trong buổi hoàng hôn. chiều về ngiêng bóng trên mảng núi xa như một bức tranh tuyệt đẹp.
con đường rừng vắng lặng buổi trưa, giờ như cũng rung chuyển theo nhịp chân của đàn trâu trở về. Con đường tuy hẹp, cây cối hai bên thật rậm rạp nhưng cũng vừa đủ cho đàn trâu đi lại... bóng sừng trâu in dài dưới ánh hoàng hôn. cây cỏ bên đường reo vui như chào đón những người bạn thân thiết nhày hai buổi đi về trên lối này. những chú nghé thật dễ thương và ngây thơ. Ánh hoàng hôn nhuộm vàng những bộ lòng tư mịn như nhung. Nghé mũn mĩn, biểu hiện sự chăm sóc chu đáo của những người chủ tận tụy của nó. những cái mũi xinh xắn của lũ nghé như dính vào những cánh hoa mua. mùi hương thoang thoảng của đồng nội phảng phất đâu đây gợi lên cho con người cảm giác thật dễ chịu và bình yên.
cảnh đàn trâu trở về trong hoàng hôn gợi cho em cảm giác bình yên vad nên thơ. đàn trâu thật đáng yêu, nó là những người bạn không thể thiếu của nông dân Việt Nam.
mong được hoc24 tick cho em.
xong nha bạn