Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
HT
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Hơi dài bn cố viết nhé
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Trong tất cả những thứ tình cảm: tình bạn, tình thầy trò,… thì tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm duy nhất khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời. Tình cảm ấy là duy nhất, là bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, cha mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây cha mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! “Máu mủ ruột rà” mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn.
Tham khảo :
1) Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thủy
Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình.
2) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người...
HT
Lòng hiếu thảo là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người, là tinh hoa tinh túy của tình cảm gia đình. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ những năm tháng đầu đời, khi ta nhận thức về tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân xung quanh. Lòng hiếu thảo không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là sự biết ơn và lòng tri ân chân thành đối với những người đã đưa ta đến với cuộc sống này. Có lòng hiếu thảo, ta luôn quan tâm, chăm sóc và đặt lợi ích của cha mẹ lên trên hết. Ta sẵn lòng hy sinh, làm mọi việc có thể để đáp lại công ơn và lòng ân cần mà họ đã dành cho ta. Không chỉ với cha mẹ, lòng hiếu thảo còn mở rộng đến những người thân khác trong gia đình, những người đã đóng góp, chia sẻ và chăm sóc ta trong cuộc sống. Lòng hiếu thảo cũng là điểm đáng tự hào của mỗi người, nó thể hiện tinh thần tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơn. Trong mỗi hành động của con người, lòng hiếu thảo luôn hiện diện để hướng dẫn và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nó là điểm tựa vững chắc trong những khó khăn và là nguồn động viên, sức mạnh để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Tuy lòng hiếu thảo rất quan trọng, nhưng hiện nay, nó đang dần mất đi giá trị trong xã hội đương đại. Cuộc sống hối hả, áp lực công việc và sự phân cách gia đình là một số yếu tố đang làm mờ đi sự quan tâm, chăm sóc của con người đối với nhau. Vì vậy, chúng ta cần lưu tâm hơn đến lòng hiếu thảo và chăm sóc những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng một xã hội đoàn kết, yêu thương và cởi mở hơn. Hãy nhớ rằng lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm, mà là món quà vô giá mà chúng ta có thể dành tặng cho những người thân yêu. Để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hãy trân trọng và nuôi dưỡng lòng hiếu thảo trong từng hành động, từng lời nói và cách cư xử của chúng ta.
Tham khảo:
“Dạy con, con nhớ lấy lời
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”
Những câu ca dao quen thuộc ấy hẳn ai cũng biết. Hiếu thảo chính là một trong những đức tính quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Vậy hiếu thảo là gì? Có lẽ điều này đã quá dễ hiểu, bởi chúng ta có ai là chẳng biết hiếu thảo là ra sao. Đó là chỉ việc ta kính trọng, sống đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, công ơn tổ tiên. Không chỉ đơn giản là đức tính sống cần phải có, nó còn là một thước đo đánh giá con người. Ông cha ta từ xa xưa đã có những câu ca dao, tục ngữ dạy ta phải biết sống hiếu thảo. Ngoài ra còn có những câu chuyện về những con người trong lịch sử - tấm gương sáng cho sự hiếu thảo như Châu Thọ Xương người Tống, con của người vợ thứ. Mẹ ông bị vợ cả đuổi đi khi ông mới 7 tuổi, sau này làm quan, nghĩ đến công sinh thành của người mẹ đang lưu lạc bên ngoài của mình, ông từ quan đi khắp nơi tìm mẹ. May sao hai mẹ con trùng phùng được nơi đất Đồng Châu, từ đó ông đưa mẹ về để phụng dưỡng. Vì mẹ, ông sẵn sàng bỏ xuống công danh lợi lộc của bản thân mình. Đó chính là hiếu thảo. Điều ấy là đúng đắn bởi cha mẹ tổ tiên là người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, trao cho ta tình yêu thương vô bờ bến, dạy ta nên người. Những thành công ta có được không chỉ đơn giản là do bản thân ta đạt được mà còn nhờ có công sức, sự động viên đồng hành của họ. Họ không quản nhọc nhằn vất vả mà dành cho ta những thứ tốt nhất, luôn mong ta thành tài. Hiếu thảo còn là đức tính tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay, vậy nên đó còn là hành động kế thừa và phát triển hơn nữa kết tinh của dân tộc, làm sâu sắc và dày thêm bản sắc. Ấy vậy nhưng ngày nay lại có những đứa con vô tâm, chê bai cha mẹ mình, bỏ rơi họ trong bệnh tật và già yếu, chỉ biết vì bản thân mình, thấy xấu hổ khi có cha mẹ như vậy. Những kẻ máu lạnh ấy thật đáng bị lên án và phê phán. Hiếu thảo không có nghĩa là phải làm những việc quá lớn lao, chỉ đơn giản là dành sự quan tâm cho cha mẹ ông bà, cố gắng thật tốt trong cuộc sống đôi khi cũng là niềm vui khiến họ nở nụ cười và hạnh phúc rồi.
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao bể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Tham khảo
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.
Tham khảo:
Mỗi chúng ta được sinh ra và trưởng thành là một ân nghĩa vô cùng to lớn mà ta cần khắc ghi nhờ công lao của cha mẹ. Chính vì thế, là một người con, chúng ta cần sống với lòng hiếu thảo để cha mẹ không phiền lòng. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Người có lòng hiếu thảo là những người con biết nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà. Họ cũng là những người có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất; có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không tranh giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em. Lòng hiếu thảo có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người: Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn. Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Bên cạnh đó, có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… Là một người học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước và cũng là những người con trong gia đình, chúng ta cần sống yêu thương gia đình, vâng lời ông bà, cha mẹ, phụ giúp mọi người từ những việc nhỏ nhất để tỏ lòng biết ơn,… Mỗi một hành động nhỏ đẹp đẽ sẽ khiến cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương hơn. Hãy làm một người con hiếu thảo ngay từ hôm nay.
tình bạn rất mỏng manh vì vậy phải nên trân trọng nó vì vậy hãy trân trọng nó và nêu như bạn nghĩa nó rất dày như cái mâm sắt thì bạn ko thể cảm thấy đc điều j đâu ( mượn lời từ sonoko ) tình bạn có thể bền lâu howcj dễ trầy xước vì đó là do bạn và đối phương của bạn .
HT
Hơi ngắn HIHI
bn tham khảo dàn ý rồi tự viết nhé !
DÀN Ý CHI TIẾTI. MỞ BÀI– Phận làm con cái phải luôn đặt chữ “hiếu” làm đầu.
– Vậy lòng hiếu thảo có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
II. THÂN BÀIa. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)
– Lòng hiếu thảo là gì? => Đó là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Là truyền thống đạo đức cao đẹp của con người.
b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)
Tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo?
+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
+ Là việc mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này,
+ Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
+ Dẫn chứng: Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ, kính trọng. Phải biết chăm sóc, đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu. Các câu ca dao nói về cha mẹ:
– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
– Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
– Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Phê phán, lên án những đứa con bất hiếu, vô ơn, bội nghĩa. Chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào “viện dưỡng lão” bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiền ít ỏi mà nhẫn tâm xuống tay giết hại chính cha mẹ mình.
– Dẫn chứng: Những bài báo đăng tin những đứa con bất hiếu, giết hại cha mẹ mình. Hoặc có những hành động: đánh đập, giam nhốt,…chính cha mẹ ruột của mình chi vì cha mẹ mình đã quá già yếu.
III. KẾT BÀI– Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
– Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính cha mẹ của mình: phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu…
– Phấn đấu học tập thật tốt, đem lại niềm vui cho cha mẹ mình cũng chính là hành động thể hiện sự hiếu thảo của mình đối với họ.