K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

Nhân vật cụ Bơ Men:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Nhân vật Giôn - xi:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

4 tháng 11 2018

Cụ Bơ - men :

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tố Hữu - một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 

Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 - 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.

Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.

Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo - không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó... mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trỏ nên có hồn hơn, trở đầy tầm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mốỉ quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:

 

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Mặt trời - là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu thẳm của trái tim.

Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viết :

Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo

Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân

Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân

Chen bước nhẹ trong giỏ dầy ánh sáng.

Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá - lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.

Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.

25 tháng 10 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

12 tháng 9 2023

Tham khảo 
Trong cái dòng đời xuôi chảy nhiều khó khăn, các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân mang ý nghĩa như thế.Bốn bát bánh đúc tưởng chừng như đơn giản song ẩn trong đó là biết bao tấm lòng mà Kim Lân muốn gửi gắm. Đó là số phận thảm thương, khốn cùng của người vợ nhặt nói riêng và cả nhân dân ta nói chung trong nạn đói năm 1945 - người chết như ngả rạ. Dường như cái đói đã làm méo mó hình hài, nhân cách con người. Thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh. Vì miếng ăn thị sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng, sự e thẹn và cả sự dịu dàng của người phụ nữ, thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.Chi tiết dù bé nhỏ, nhưng đều mang trong mình sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc, bốn bát bánh đúc cho ta thấy hiện thực về nạn đói. Con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt để từ đó vang lên tiếng nói tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh - nạn đói thảm khốc. Nhưng đó còn là tấm lòng cảm thông, ngợi ca của Kim Lân dành cho những con người bé nhỏ, đáng thương.

12 tháng 9 2023

Tham khảo
 

Một tác phẩm văn học chạm được đến trái tim người đọc không phải là những trang viết có ngôn từ trau chuốt, mượt mà, dùng từ đắc địa. Kỳ thực một tác phẩm có thể khiến người đọc thấy ngấm phải là tác phẩm có những "chi tiết đắt", là điểm sáng thổi bùng lên chủ đề tác phẩm. Nam Cao đã đưa chi tiết "bát cháo hành" đầy tính nhân văn trong truyện ngắn "Chí Phèo", và Kim Lân đã rất thành công khi đưa hình ảnh "Nồi cháo cám" vào trong tác phẩm, giữa nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Chi tiết "Nồi cháo cám" trong truyện ngắn "Vợ nhặt" có thể xem là đầy dụng ý nghệ thuật và giàu tính nhân văn.

 

"Vợ nhặt" là một truyện ngắn tái hiện lại cuộc sống cùng cực, thê thảm, nhưng không bế tắc của những con người sống giữa nạn đói năm 1945. Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ, anh cu Tràng, vợ Tràng. Và hơn hết chỉ có một chi tiết nhỏ "Nồi cháo cám" ở giữa truyện dường như đã đẩy cao trào cái đói khổ lên tận cùng và cũng đẩy tình yêu thương và lòng vị tha của người mẹ đến ngưỡng cao nhất. Người đọc khi gấp trang sách lại sẽ bị ám ảnh bởi chi tiết này, cảnh tượng nạn đói năm 1945 dường như hiển hiện ra ngay trước mặt.

 

Tác giả đã rất khéo léo để lựa chọn đưa chi tiết "nồi cháo cám" vào câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng. Thời điểm này đã nói lên tất cả nỗi cơ cực, đường cùng của những nạn nhân năm 1945 và cũng qua đó mới thấy được tình thương yêu bao la, vô bờ bến của người mẹ. Giữa cái đói nhưng tình yêu thương vẫn không bị mai một, nó vẫn luôn bùng cháy, chỉ là đôi lúc nó ngấm ngầm chảy trong người. "Nồi cháo cám" không phải xuất hiện trong một bữa ăn bình thường mà xuất hiện ngay trong buổi sáng hôm sau, buổi sáng đầu tiên của "lễ ra mắt con dâu", đáng nhẽ ra như bà cụ Tứ đã nói "kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chấp nhặt gì lúc này". Cái sự tình khốn khổ, nghèo đói giữa năm 1945 này thật khiến co người ta phải nghẹn ngào.

 

Bữa cơm đón dâu giữa nạn đói thực sự thê thảm, "giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành". Cái không khí đói bao trùm nhưng ai cũng biết, ai cũng nén trong lòng, không bộc lộ ra bên ngoài. Điều đáng nói hơn hết là trong bữa cơm ngày đói này, tâm trạng của bà cụ Tứ khác hẳn, bà không rủ rũ như mọi ngày, bà kể toàn chuyện vui, nói toàn chuyện hay. Đây có thể xem là sự chuyển biến tâm lý đột ngột của người đàn bà nghèo khổ. Người mẹ này tuy nghèo đói một đời nhưng rất biết cách chiều con, với lại nhà lại có thêm cô con dâu mới giữa cảnh đói kém triền miên. Có thể nói những lời bà cụ Tứ nói đều gợi mở lên một tương lai tươi sáng của con người và của đất nước.Nhưng có một chi tiết chuyển biến để nhấn mạnh hình ảnh "nồi cháo cám" khiến người đọc không kìm nổi xúc động "bà lật đật chạy xuống bếp, lễ bễ bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy vừa nói". Sau đó chính là lời thoại của chính bà cụ Tứ, lời thoại chan chat, nghẹn ứ ở trong lòng như chính "nồi cháo cám" ấy:

 

"Chè khoái đấy, ngon đáo để" và "Cám đấy mày ạ, xóm mình còn có khối người không có cám mà ăn ấy chứ". Một chi tiết thật đắt giá, một chi tiết gợi lên cái đói, cái nghèo đến cùng cực. Mặc dù ăn cháo cám nhưng ba mẹ con không ai than hay chê trách, ai cũng ăn một cách ngon lành. Bởi đây là nồi cháo yêu thương, nồi cháo đong đầy tình mẹ và nồi cháo của sự yêu thương và lòng vị tha. Người đọc sẽ thấy được rằng giữa cái đói nghèo cùng cực nhưng tình mẹ vẫn luôn bất diệt, luôn vĩnh cửu không bao giờ thay đổi. Bởi rằng trong suy nghĩ của bà cụ Tứ thì "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời" nên bà vẫn luôn vạch ra trước mắt của hai đứa con một viễn cảnh tươi sáng nhất.

 

Chi tiết "nồi cháo cám" vừa có giá trị hiện thực sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo, chạm đến trái tim người đọc. Về giá trị hiện thực "nồi cháo cám" tái hiện lại cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn đến cùng cực của nạn đói năm 1945. Giữa khung cảnh ấy hiện lên những con người nghèo khổ đến tận cùng của xã hội, tưởng rằng sẽ không còn một lối thoát nào cho tương lai. Nồi cháo cám ấy cho đến bây giờ vẫn ám ảnh tâm trí của người đọc, bởi nó có sức ám ảnh quá lớn.

 

Bên cạnh đó, "nồi cháo cám" còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng người mẹ nghèo thực sự đáng trân trọng. Dù đói khổ nhưng bà cụ Tứ luôn dành những yêu thương, những ân cần sâu sắc nhất đối với con. Ngoài giá trị nội dung thì chi tiết "nồi cháo cám" còn mang giá trị nghệ thuật, bởi đây là một chi tiết nghệ thuật, tự bản thân của hình ảnh đó đã mang giá trị trong mình, khiến cho cả câu truyện ngắn trở nên tươi đẹp và ấm áp hơn trong cảnh đói nghèo, chết chóc.

 

Gấp lại trang sách, hình ảnh "nồi cháo cám" của Kim Lân vẫn luôn quẩn quanh trong tâm trí người đọc. Nó thực sự ám ảnh, thực sự có sức lay động ghê gớm. Nạn đói năm 1945 và những con người thời kỳ đó bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu đã có thể vượt qua tất cả.

Năm 2020 phải nói là một năm rất khó khăn với mỗi quốc gia,các ngành công nghiệp lao dốc trầm trọng,nhiều nơi người dân còn thiếu cái ăn,cái mặc.Số người chết thì nhiều vô kể,chủ yếu là những người già đã có bệnh nền từ trước.Năm 2020 nói thật là năm khủng hoảng kinh tế của rất nhiều quốc gia,những y bác sĩ có người phải xa gia đình để đến với nơi tuyến đầu trống dịch,cũng có những người bác sĩ đi xa mà cũng chẳng bao giờ trở về bên người thân bạn bè nữa,để cho những người ở lại đợi mãi mà vẫn không thấy hồi âm.Những vẫn cởn những nơi nào đó vẫn chứa chan đầy ắp tình thương,các điểm phát thức ăn cho những người chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch,ôi ! Tình nghĩa nhân dân ta mới bền chặt biết bao.Đôi khi cũng chỉ là những gói mì tôm nhỏ nhưng cũng đủ cho ta cảm thấy ấm lòng.Vậy là năm 2020 đã đi qua,tiếp đến là năm 2021,năm 2021 sẽ mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới,một kỉ nguyên sẽ không còn cảnh đói khổ,loạn lạc sảy ra,các bn học sinh lại sẽ được đến trường nơi tiếng giảng bài ấm áp lại một lần ữa vang lên.

      chúc bn học tốt !!! yeu

3 tháng 1 2021

                                           Dàn ý làm bài

Mở bài:+ Cảm xúc khi Tết đến, xuân về trên quê hương.Thân bài:+ Không khí, cảnh sắc của cảnh vật, thiên nhiên khi Tết đến, xuân về: tất cả bừng lên sức sống mạnh mẽ.+ Không khí, cảnh sắc trong cuộc sông con người khi Tết đến, xuân về: rộn rã đón chào một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng ở tương lai.Kết bài:+ Khẳng định cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương khi xuân về.

                                                     Bài làm

  Vậy là giá rét cũng sắp qua, những ngày ấm áp cũng sắp đến. Một vài cánh én bay liệng trên bầu trời khiến lòng người ai nấy đều xốn xang. Thế là xuân sắp sang rồi ư. Nhanh quá, xuân đã về đến đầu ngõ quê tôi rồi...  Làng quê mỗi dịp Tết đến, xuân về bao giờ cũng nhiều sự thay đổi. Tiết trời không còn lạnh lẽo, buốt giá nữa. Nàng Xuân về mang theo bao hơi ấm. Gió thổi dìu dịu, bầu trời được đẩy lên cao hơn, trong lành, dễ chịu. Cây cối bỗng tươi tắn trở lại. Sau những ngày dài được nàng Đông ấp ủ giờ đây chồi non đang nhú lên mạnh mẽ. Hoa lá, chim muông cũng bắt đầu khoe hương, khoe sắc ngạt ngào, khoe giọng hót trong trẻo, thanh ca. Đến những cây cỏ bé xíu cũng khoe màu xanh non mượt mà. Những luống mạ đã lên xanh trên đồng sau những ngày dài dầm mình trong làn nước lạnh buốt. Các bà, các mẹ cũng đã trút được nỗi âu lo khi nhìn mạ xanh trên đồng. Đi ra khỏi nhà, chợt thấy con đường ướt mưa xuân, thấy hơi hụt hẫng và bất ngờ khi mùa Đông trôi qua nhanh thế, dường như nó vừa biến mất một cách kì lạ nhường chỗ cho Xuân. Mưa xuân chẳng làm ướt ai, mưa nhẹ đặt mình lên áo, lên tóc người đi đường để rồi mang về nhà không khí của mùa xuân. Đi dạo khắp các con đường, đâu đâu cũng rực rỡ sắc xuân, những bông hoa e thẹn chờ ngày Tết đến để đơm hoa nở rộ chào đón Xuân về. Những cành mai gầy guộc, những cành đào rét run vì lạnh đã vượt qua được cả một mùa đông khắc nghiệt sẽ tiếp tục đơm bông, sáng lên như ánh sao trong các ngôi nhà và đặc biệt mang lại cả một mùa xuân ấm áp đến cho mọi người. Mùa xuân đến rất gần, nó đã chạm nhẹ vào các cửa nhà rồi.

  Bỏ lại sau lưng những nỗi lo âu muôn thủa, nỗi buồn vất vả của một năm đã qua, mọi người tất bật sắm những bộ quần áo mới, hái lá dong, đong gạo nếp, đỗ xanh và tấp nập trang hoàng nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên. Nhà nào cũng có những câu đối đỏ cùng những bức tranh xuân đẹp mắt. Bọn trẻ con chạy tung tăng khoe quần áo mới nơi từng con ngõ, mấy chú cún con, mèo con bỗng thân nhau lạ, đùa vui cùng nhau dưới nắng ấm, đôi khi mắt tròn xoe trước cảnh bao người rộn ràng đi lại. Mùa xuân cũng là mùa mọi nhà đoàn tụ. Những người con xa quê dù ở đâu cũng đáp chuyến tàu về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhà nào cũng rộn tiếng cười nói. Không chỉ có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ mùa xuân còn có hương vị ngọt ngào. Những ngày giáp Tết, nhà nhà còn chuẩn bị bếp lửa than liu riu làm mứt gừng, mứt dừa. Cả ngày ba mươi, cả nhà bận rộn với mấy mâm lá chuối, lá dong, thau nếp, rổ nhân đậu xanh gói bánh chưng, bánh tét, rồi đêm ấy còn hồi hộp ngồi canh nồi bánh chưng. Những chiếc bánh to, vuông vức, xanh rền được kéo ra nằm yên trên chiếc nia khiến ai cũng nức lòng. Tối ấy, cả nhà còn quây quần bên nhau đợi đến phút giao thừa. Cái khoảnh khắc chuyển mùa thiêng liêng ấy, tiếng pháo được cất lên, để cảm giác hồi hộp chờ pháo nổ kéo dài, để rồi háo hức, bất ngờ đến giật mình khi nghe tiếng nổ giòn giả báo hiệu một năm đầy ắp niềm vui.  Tết đến, xuân đã về, mọi người đều được mặc áo mới đi chúc Tết nhau. Trẻ con được theo chân bố mẹ về quê mừng tuổi ông bà, thăm bà con hàng xóm. Chúng vui mừng nhất là khi được nhận những phong bao lì xì màu đỏ. Xuân về cũng khiến cho con người mang một sức sống mới. Sức sống ấy mạnh mẽ, căng tràn ra ngoài như con thú ngủ đông, sau những ngày tránh rét chui ra ngoài đón ánh sáng. Xuân thật đáng yêu.  Đi giữa nắng vàng ấm của mùa xuân, chợt nghe đâu đây tiếng nhạc xuân vang lên rộn ràng khiến lòng dậy lên những cảm giác giao mùa. Ai cũng công nhận, xuân là mùa của hạnh phúc, mùa của tình yêu, nên dù xuân có khoác lên mình chiếc áo màu nào đi nữa thì nó vẫn mang đến cho con người, cảnh vật không khí, màu sắc đẹp nhất. Hãy yêu xuân hết mình nhé !

3 tháng 1 2021

Tham khảo nhé