K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2020

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

25 tháng 3 2024

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

  
4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tố Hữu - một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 

Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 - 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.

Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.

Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo - không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó... mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trỏ nên có hồn hơn, trở đầy tầm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mốỉ quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:

 

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Mặt trời - là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu thẳm của trái tim.

Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viết :

Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo

Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân

Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân

Chen bước nhẹ trong giỏ dầy ánh sáng.

Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá - lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.

Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.

13 tháng 9 2018

Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

12 tháng 9 2023

Tham khảo 
Trong cái dòng đời xuôi chảy nhiều khó khăn, các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân mang ý nghĩa như thế.Bốn bát bánh đúc tưởng chừng như đơn giản song ẩn trong đó là biết bao tấm lòng mà Kim Lân muốn gửi gắm. Đó là số phận thảm thương, khốn cùng của người vợ nhặt nói riêng và cả nhân dân ta nói chung trong nạn đói năm 1945 - người chết như ngả rạ. Dường như cái đói đã làm méo mó hình hài, nhân cách con người. Thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh. Vì miếng ăn thị sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng, sự e thẹn và cả sự dịu dàng của người phụ nữ, thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.Chi tiết dù bé nhỏ, nhưng đều mang trong mình sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc, bốn bát bánh đúc cho ta thấy hiện thực về nạn đói. Con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt để từ đó vang lên tiếng nói tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh - nạn đói thảm khốc. Nhưng đó còn là tấm lòng cảm thông, ngợi ca của Kim Lân dành cho những con người bé nhỏ, đáng thương.

19 tháng 8 2019

Bố cục chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…

   + Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước

13 tháng 3 2023

- Trình tự triển khai: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục văn bản:

+ Mở bài: từ Điều rất quan trọng đến thanh bạch, tuyệt đẹp.

+ Thân bài: từ Con người của Bác đến thế giới ngày nay.

+ Kết bài: từ Giản dị trong đời sống đến anh hùng cách mạng.