Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các chi tiết:
+ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, như một cuộc tình có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.
+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.
+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài ... xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.
+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
+ Như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
+ Gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế - âm nhạc cổ điển xứ Huế.
+ Sự gắn bó hàng nghìn năm như máu thịt thâm tình, keo sơn bền chặt giữa dòng sông và thành phố.
⇒ Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương gắn bó với thành phố Huế một cách gần gũi, thân thiết, keo sơn bền chặt.
Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”:
- Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.
- Tinh thần thơ mới: chữ tôi
- Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.
Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm sắp xếp theo trình tự logic: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
- Nhan đề “Nhớ đồng” đã bao quát toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ. Vì bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào.
- Từ “đồng” ở đây có thể hiểu là đồng quê, đồng bào.
Đoạn văn tham khảo
“Con đường mùa đông” là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.
Đoạn văn tham khảo
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh dòng sông Hương với các sắc thái khác nhau (khi thì mạnh mẽ, khoáng đạt, lúc lại dịu dàng, nên thơ), đặc biệt ấn tượng trong lòng người đọc là hình ảnh dòng sông ở trên thượng nguồn, một dòng sông hoang dại và tự do, hệt như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Đó là một hình ảnh rất sáng tạo và ấn tượng. Dòng sông ở thượng nguồn, nơi nước chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn, đó là khởi đầu, là nguồn gốc nơi dòng sông Hương bắt đầu nên nó mang theo một chút gì đó hoang dã như một con thú chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và dữ dội. Nhưng qua lăng kính đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông ấy không như một con thú hoang chưa được tôi luyện mà nó giống như người con gái Di – gan phóng khoáng, tự do và man dại. Đúng vậy, đó chính là vẻ đẹp khởi nguyên của dòng sông, ở nơi nó sinh ra và chưa bị gò bó bởi bất cứ cái gì. Nó mang vẻ đẹp của núi rừng hoang sơ, sự man dại, hoang dã của thiên nhiên, đó là vẻ đẹp của tạo hóa, của một thứ với nguyên bản chất và giá trị của nó. Nhưng sự hoang dã của nó đã được nhân cách hóa, khiến nó trở nên đẹp đến lạ lùng đầy quyến rũ. Đây có lẽ chính là một thành công lớn của tác giả ngòi bút của ông có thể so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người một cách tự nhiên và tài tình đến vậy.
Khổ thơ | Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình | Cảm xúc của chủ thể trữ tình |
1 | Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng | Lạnh lẽo, u buồn |
2 + 3 | Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,... | Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ |
4 | chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê. | Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật. |
Đoạn văn tham khảo
Tố Hữu đã thể hiện cảm xúc của mình trong bài thơ “Nhớ đồng” bằng một loạt các hình ảnh rất gần gũi và quen thuộc của đồng quê Việt. Các hình ảnh ấy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhau làm nổi bật tâm trạng của người xa quê – người tù cách mạng. Hình ảnh quê hương hiện lên rõ nét qua nỗi nhớ da diết của tác giả. Đồng ruộng, cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi… tất cả đều hiện lên với vẻ đẹp đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ mẹ… khiến cho nỗi nhớ và thực tại tù hãm thôi thúc tâm trí nhà thơ nhớ về những ngày tháng gian nan đi tìm chân lí cuộc đời và sự hạnh phúc khi giác ngộ lí tưởng Cách mạng. Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến cho người đọc cảm thấy thêm yêu quý cuộc sống thực tại và cảm phục, ngưỡng mộ những khó khăn, vất vả mà những người chiến sĩ cách mạng đã trải qua