Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy
Em tham khảo:
Chắc hẳn không còn ai không còn xa lạ gì với câu tục ngữ: " Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Câu rút gọn chủ ngữ). Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, " Một cây " ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có " ba cây " chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể " nên cả hòn núi cao ". Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi.
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người ,khuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Tham khảo!
Tham khảo :
Tháng sáu, học sinh bắt đầu nghỉ hè. Sân trường trở nên yên tĩnh và vắng lặng. Hoa phượng vẫn nở đỏ thắm, nhưng sao trông kém tươi tắn hơn lúc học sinh còn đến trường. Ve… Ve… Ve… Những chú ve sầu vẫn kêu rả rích trong vòm lá, nhưng chẳng còn cậu học trò nghịch ngợm nào cùng chú chơi trốn tìm nữa. Lá khô vẫn rơi đầy trên sân trường. Nhưng chẳng có bạn nhỏ nào nhặt lên để làm quạt mát giờ ra chơi. Bầu không khí thật yên ắng quá. Khác hẳn lúc xưa. Ôi sao nhớ những ngày sân trường còn đông vui, nhộn nhịp quá!
Câu rút gọn: Khác hẳn lúc xưa.Câu đặc biệt: Ve… Ve… Ve…Trạng ngữ: Tháng sáuTham khảo: (các câu đó thì bạn tự gạch chân nhé)
Đẹp quá! Cánh đồng quê lúa quê hương trước mặt khiến Hương phải thốt lên vì quá thích thú. Sau một thời gian dài xa quê, nay cô mới có dịp về quê hương, hít hà không khí đồng quê thơm mát dễ chịu. Từ trên bờ, cô tranh thủ ngắm nhìn rồi chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương. Đó là tất cả những cảm giác mà Hương luôn ghi nhớ trong lòng. Cô vẫn luôn ao ước được trở về với ký ức tuổi thơ, sống trọn với cảm giác quê hương gần gũi, thân thương.
Câu đặc biệt: Đẹp quá!
Trạng ngữ: Từ trên bờ,
Câu rút gọn: Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương.
Em tham khảo:
Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết(Trạng ngữ chỉ thời gian), có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người cũng sống vô cùng giản dị (Câu rút gọn). Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham khảo :
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người đã in dấu đậm vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa nhưng những tư tưởng đạo đức mà người để lại luôn là bài học bổ ích cho nhân dân trên toàn thế giới. Đặc biệt là lối sống giản dị vô cùng thanh bạch trong con người Bác. Đối với Người, đức tính giản dị thể hiện trong từng cái ăn, cái mặc, trong cách làm việc, cách đối xử với mọi người xung quanh; và cả trong cách nói lẫn cách viết. Bữa cơm của Bác chỉ vài ba món đơn giản cũng giống như bữa cơm của nhân dân. Ăn mặc thì cũng chỉ có bộ quần áo kaki đã sờn phai và đôi dép cao su mộc mạc. Đó là cái ăn, cái mặc hằng ngày còn cách làm việc hay đối xử với mọi người càng giản dị hơn cả. Không giống như những người chức cao quyền trọng khác, căn phòng làm việc của Bác chỉ vài món đồ, đơn sơ mà rộng rãi, thoáng mát. Với người dân Bác là một tấm gương đáng để noi theo, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian cho nhân dân, thỉnh thoảng Bác viết thư thăm hỏi những người dân vùng sâu vùng xa, đến thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn nữa là viết thư cho các em nhỏ trong ngày tết thiếu nhi. Không những trong cuộc sống hằng ngày mà lối sống giản dị đó còn bộc lộ rõ trong cách nói và cách viết. Trong những lời phát biểu hay trong những tác phẩm văn thơ Bác luôn luôn có cách viết giản dị, chân thật vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Chính vì lối sống giản dị đó đã làm Hồ Chủ tịch cần thêm gần gũi với nhân dân, thấu hiểu bao khó nhọc để đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Và chính đức tính giản dị ấy mãi là tấm gương cho nhân dân VN và cả trên thế giới; điều đó càng làm ta thêm nể phục và kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Thế là tâm trạng của mỗi người học sinh lại vừa mừng vừa lo. Ôi! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm. Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết. Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì, em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy
Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về
Ngày qua ngày
Câu đặc biệt: Ôi!
Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.
Nguồn: Vn.Doc
#Học tốt:))
Ôi! quê hương, hai tiếng gọi sao mà tha thiết. Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã. Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó, những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua. Trên bờ đê, nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng. Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ. Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.
Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.