K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

Trong kho tàng tục ngữ dân gian ta ,có biết bao nhiêu là những câu tục ngữ vàng ,ngọc được trân quý cho tới tận ngyà nay.Không thể ko kể đến câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Trước hết ,để có thể hiểu câu tục ngữ này một cách đúng đắn thì cần phải có một khái niệm chính xác về nó đã."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nếu xét theo nghĩa đen thì có thể hiểu rằng khi ta ăn quả ta phải nhớ đến công sức của người trồng .Vì nếu ko có người trồng thì làm sao có quả để chúng ta ăn?Qua cái nghĩa đen ,qua cái hình ảnh" ăn quả "đó ta lại suy ra cái nghĩa bóng :Quả ở đây ko còn là trái ngọt nữa mà chính là thành quả lao động còn người trồng cây kia thì tượng trưng cho những người tạo ra thành quả lao động ấy.Với công sức ,mồ hôi nước mắt những người lao động đã làm ra cho ta "những trái ngọt"thì ta phải biết trân trọng ,quý mến nó hơn nữa cũng cần phải biết ơn lấy người làm ra cái "quả "cho mình hưởng .Đấy mới là cái thông điệp ,lời răn dạy sâu sắc mà ông cha ta nhắm tới .Nó thực sự là lời răn dạy ý nghĩa mà ta cần luôn mang theo bên mình.Được lưu truyền từ thời này sang thời khác. Vào các thời phong kiến xưa kia thì người ta tổ chức cúng bái để cảm tạ trời đất hay các phong tục thờ cúng tổ tiên.Còn đối với con người ngày nay ,chúng ta vẫn thấy xuất hiện các dịp lễ tết tưởng nhớ công ơn những con người có công với đất nước và tiêu biểu là "dỗ tổ Hùng Vương"và còn rất nhiều ngày đặc biệt :thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,…để thể hiện lòng biết ơn với những người có công lớn trong việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.Qua đây ,ta cần phải khắc ghi câu tục ngữ :"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vào sâu trong tim ,trong trí óc và làm theo cho đúng với lễ nghĩa ,phong tục Việt Nam mà có thể ngẩng đầu với Tổ Quốc

14 tháng 9 2021

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

10 tháng 4 2018

Đất nước chúng ta đang ở thời kì hội nhập và phát triển. Đây là một cơ hội, cũng là một thách thức. Cơ hội để chúng ta được tiếp xúc và học tập những điều hay ho, đẹp đẽ, văn minh và hiện đại của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta rất có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là phải thận trọng và nổ lực trong việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và văn hóa lâu đời của dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

 Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc sắc về văn hóa có tính chất ổn định trong lịch sử lâu dài của một dân tộc. Bản sắc ấy bao gồm cả những mặt mạnh, mặt yếu. Theo phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”, người Việt Nam có những mặt mạnh như là: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, yêu thương, đoàn kết,… Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có những mặt yếu như: thiếu đức tính tỉ mỉ, thoải mái tùy tiện, kì thị kinh doanh, trong cư xử có lúc tỏ ra khôn vặt, không coi trọng chữ tín,…

Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên của mọi người trong thời kì hội nhập và phát triển là cần có nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi mặt của đời sống (lịch sử, văn học, phong tục tập quán, trang phục, ăn uống, ứng xử,…) với những cái mạnh và cái yếu ở từng lĩnh vực. Từ đó, có thái độ đúng: phát huy cái mạnh; hạn chế, khắc phục cái yếu của văn hóa dân tộc. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc cái mạnh, cái hay, cái đẹp của thế giới. Tránh thái độ sùng ngoại hoặc bài ngoại một cách quá lố, thiếu khách quan. Có rất nhiều nét đẹp của văn hóa phương Tây mà chúng ta cần phải học hỏi, nhưng chúng ta không nên học những điều trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta phải đoàn kết cùng nhau chống lại những kiểu văn hóa lai căng, vi phạm thuần phong mỹ tục. Chúng ta phải động viên nhau cùng bảo vệ giữ gìn nét đẹp của văn hóa phương Đông như hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, thương người như thể thương thân, thờ cúng tổ tiên, trân trọng khí phách anh hùng, yêu quý nét đẹp của tinh thần và chiều sâu của tâm hồn. Trách nhiệm của chúng ta là phải sống gương mẫu, không vi phạm pháp luật, nhân ái, vị tha, luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện để thành một công dân tốt. Bên cạnh một lối sống đạo đức gương mẫu, chúng ta cần phải lên án và tuyên chiến với cái xấu, cái ác, với những hành động đi ngược với văn hóa Việt Nam. Chúng ta phải phân biệt được đâu là thuần phong mỹ tục, đâu là mê tín dị đoan và những hủ tục. Cần phải lên án những người nhân danh giữ gìn di sản văn hóa để duy trì những cái quá lỗi thời.

29 tháng 1 2022

Tham Khảo

Có quan điểm cho rằng "Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Lãng phí thời gian là khi chúng ta sử dụng thời gian của mình cho những việc không quan trọng. Trên thực tế, quỹ thời gian của một con người là có giới hạn. Vậy nên, việc lãng phí thời gian chính là nhân tố phá hoại sự thành công và sống một cuộc đời có ý nghĩa của con người. Muốn thành công, con người buộc phải tận dụng từng giây, từng phút của cuộc đời để làm những việc có lợi cho bản thân, làm những việc để hoàn thiện bản thân, làm những việc để thăng tiến sự nghiệp và làm những việc để cải thiện chất lượng cuộc sống mình. Cuộc sống này sẽ thực sự chỉ hạnh phúc khi con người biết dùng thời gian một cách có ích cho những việc thực sự quan trọng và làm cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn. Nếu chúng ta tiếp tục bỏ phí thời gian hay thường xuyên trì hoãn những công việc của mình thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ ân hận vì tại sao chúng ta đã không làm nó sớm hơn hay không tiết kiệm thời gian hơn. Tóm lại, việc bỏ phí thời gian chính là nhân tố chính phá hoại sự thành công của mỗi người.