Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.
Tham khảo:
Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.
TK#
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác
Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) (2đ)
- Thể hiện cốt cách chiến sĩ cách mạng trong tâm hồn của vị khách lâm tuyền hòa mình vào thiên nhiên (0.5đ)
- Dù cuộc sống kháng chiến còn gian khổ thiếu thốn, bàn đá chông chênh gợi sự hông vững vàng nhưng bác vẫn một lòng hướng về cách mạng với nhiệm vụ cao cả dịch sử Đảng.
→ Nghệ thuật đối, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh: lạc quan, ung dung, tầm vóc lớn lao (0.5đ)
- Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu kết dí dỏm. Cuộc đời cách mạng hi sinh gian khổ nhưng Bác lại thấy sang bởi:
+ Bác được sống hòa cùng thiên nhiên.
+ Bác được trở về hoạt động cách mạng sau bao nhiêu năm bôn ba xứ người
+ Mục đích làm cách mạng cao đẹp: cứu nước, cứu dân.
Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ;
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc…
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ:“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mànghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lênkhóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹlà hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thànhvà cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết:Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng
Bạn tham khảo nha!
Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh
Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ;
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc…
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô:
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ:“Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mànghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ:
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lênkhóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹlà hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thànhvà cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng
Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.
Bảy tỉ dân thì sẽ có bao nhiêu cuộc đời? Một mảnh của thế giới thôi cũng đủ tạo nên một câu chuyện dài. Có những mảnh thế giới tối tăm, lại có những mảnh đời quá sáng... Có những con người bước đi dưới ánh sáng hào quang, lại có những con người chật vật với bệnh tật và những điều bất hạnh trong cuộc sống. Và đặc biệt hơn hết là những mảnh đời, họ không đi lên từ đôi bàn tay trắng, từ đôi chân trần, mà họ đi lên từ công sức làm việc của người khác. Thật thương xót cho họ, những con người lúc nào cũng phụ thuộc quá đà vào văn mẫu và lấy cả công sức viết của người khác để sao chép, cho nó là bài viết của mình. Thật thương xót cho những con người lười biếng ấy, chỉ một đoạn văn có vài ba câu mà ko viết được phải đành nhờ người khác mà không một chút xấu hổ, ngại ngùng nào. Còn bạn thì sao, bạn có cảm thấy họ đáng thương và bất hạnh quá không?
Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai