K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2021

Tham khảo:

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

 Gió đưa cành trúc la đà,Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.Mịt mù khói tỏa ngàn sương,Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ. Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu : Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một gương mặt khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xua vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng ở Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột... Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang : Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về...

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khá

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.

Mỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như Việt Nam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời cây lúa nước. Tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cái trục cho sự xuất hiện và hình thành xã hội sau này. Nhưng không chỉ có vậy, rồi từ từ trong cái tiến hoá của con người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hội hoạ...) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giời, lẫn lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kết trong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt, lưu truyền theo cách truyền miệng từ người này qua người khác. Tục ngữ ca dao đã ra đời.

12 tháng 10 2020

Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ

12 tháng 10 2020

hình như bạn lạc đề rồi Nguyện Việt Anh à

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ (tg) thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả (tg) đã sử dụng biênh pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn (tlk) ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy (tlk) chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.

11 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Nhưng đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người. Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ. 

Từ ghép + Phép liên kết: In đậm nghiêng

11 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ

 

6 tháng 10 2020

#thamkhao

Bài ca dao thứ ba vẽ lên cảnh tượng một đám ma theo tục lệ cũ. Mỗi con vật tượng trưng cho một loại người, một hạng người trong xã hội. Con cò tượng trưng cho người nông dân nghèo. Cà cuống tượng trưng cho những kẻ có máu mặt như lí trưởng, chánh tổng và đám chức dịch trong làng. Lũ chim ri, chào mào gợi liên tưởng đến bọn cai lệ, lính lệ tay sai. Chim chích giống như anh mõ chuyên đi rao việc làng trong các tích chèo cổ.

Người xưa chọn các con vật để “đóng vai” như thế là nhằm mục đích mượn thế giới loài vật để nói về xã hội loài người (giống truyện ngụ ngôn). Từng con vật với những đặc điểm riêng là hình ảnh sinh động tiêu biểu cho từng loại người, hạng người trong xã hội phong kiến đương thời. Do vậy mà nội dung châm biếm, phê phán của bài ca dao trở nên kín đáo hơn, sâu sắc hơn.

Cảnh được miêu tả trái ngược với cảnh tượng thường thấy ở một đám ma. Cuộc đánh chén lu bù, vui vẻ diễn ra trong không khí tang tóc. Con cò có thể chết vì đói khát, vì bệnh tật nhưng cái chết thương tâm của nó lại bị biến thành dịp kiếm chác béo bở cho những kẻ bất nhân, bất nghãi. Bài ca dao châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Tàn dư của hủ tục ấy đến nay vẫn còn, chúng ta cần phê phán mạnh mẽ để loại trừ nó ra khỏi đời sống văn minh.