Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Đầu tiên, có thể hiểu đơn giản rằng, yêu nước là tình cảm yêu mến, tự hào và gắn bó dành cho đất nước của mình. Đã từ lâu, tinh thần yêu nước trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong quá khứ, tinh thần đó được thể hiện ở lòng căm thù giặc ngoại xâm, sự đồng lòng và quyết tâm đánh bại quân xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Biết bao nhiêu người con của tổ quốc thân yêu đã ngã xuống, không tiếc tuổi trẻ, không tiếc mạng sống. Ở hiện tại, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần đó lại được biểu hiện qua nhiều hành động. Tình yêu dành cho mảnh đất quê hương đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta. Hay kiên trì học tập, rèn luyện để trở về xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ có lối sống lệch lạc, họ chỉ biết chạy theo vật chất, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hay có những hành vi chống phá, gây tổn hại đến đất nước. Điều này thật đáng phê phán và cần xử lí nghiêm. Như vậy, mỗi người cần hiểu được rằng tinh thần yêu nước rất quý giá, mà trách nhiệm của mỗi người dân là cần giữ gìn và phát huy được.
E tk:
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước.
Câu chuyện rùa và thỏ để lại nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc. Đọc câu chuyện, ta thêm hiểu về sự chủ quan và nỗ lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chủ quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào cảnh thất bại như thỏ. Việc coi thường người khác chỉ khiến ta thụt lùi. Bởi, bất kì ai cũng có thể cố gắng và đạt kết quả tốt. Chúng ta phải luôn ý thức về việc rèn luyện mình, thay đổi bản thân mỗi ngày để trở nên tốt hơn.
Nhân vật ngữ Văn mà em yêu thích nhất đó là chị Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có rất nhiều nữ chiến sĩ xung phong tham gia đội trinh sát mặt đường và phá bom, Phương Định là một trong số ấy. Cho dù cuộc sống nơi chiến trường có khó khăn đến mức nào, Phương Định vẫn giữ cho mình tâm hồn trong sáng, mộng mơ của tuổi thiếu nữ đôi mươi đồng thời là tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Sự dũng cảm đầy nghị lực của Phương Định chính là một hình ảnh tiêu biểu cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Trong văn bản "kiến và châu chấu", em cảm thấy rất ngưỡng mộ những chú kiến trong câu chuyện trên. Dù mùa đông còn lâu mới đến song các chú kiến đã chuẩn bị từ sớm cho lương thực của mình. Dẫu nhỏ bé như vậy song với ý chí "có công mài sắt có ngày nên kim" của kiến đã giúp chúng được no ấm trong mùa đông lạnh lẽo. Ngược lại với kiến, châu chấu là một kẻ lười biếng "nước đến chân mới nhảy" nhưng đã quá muộn màng đã bị kiệt sức vì đói rét. Từ đó chúng ta rút ra bài học không nên làm việc theo cách của châu chấu mà nên học cách chuẩn bị từ trước như kiến bởi mọi sự chuẩn bị đều có giá trị giúp chúng ta tiến tới thành công dễ dàng hơn.