Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có một số gợi ý ở phần nội dung nha:
- Trong bài Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta.
- Tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư.
- Đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót: "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".
- Đưa ra những thuận lợi của Đại La: "Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng; đất cao mà thoáng".
- Chỉ ra những lợi ích cho người dân: "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn.
=> Từ đó, nhà vua chứng minh việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.
tham khảo;
Đại La là nơi hội tụ hiếm có của vị trí,địa thế,phong thủy,kinh tế,giao thương và văn hóa :"Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam,bắc,đông,tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng;dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật phong phú tốt tươi,.... Lại là vùng đất mà Cao Vương đã từng định đô.Bởi thế Đại La xứng đáng là nơi "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"Sự thắng thế của Đại La so với cố đô Hoa Lư là qua rõ ràng.Việc ông không chọn Kinh Bắc-quê hương ông mà chọn Đại La thể hiện cái thế mạnh bậc nhất của nó và cũng là vì lợi ích của muôn dân,tránh được cái nhìn thiển cận,ích kỉ của người xưa.
Đại La là nơi hội tụ hiếm có của vị trí,địa thế,phong thủy,kinh tế,giao thương và văn hóa :"Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam,bắc,đông,tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng;dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật phong phú tốt tươi,.... Lại là vùng đất mà Cao Vương đã từng định đô.Bởi thế Đại La xứng đáng là nơi "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"Sự thắng thế của Đại La so với cố đô Hoa Lư là qua rõ ràng.Việc ông không chọn Kinh Bắc-quê hương ông mà chọn Đại La thể hiện cái thế
Đáp án
Những lợi thế của thành Đại La là:
- Về vị trí địa lí: ở vào nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng Nam Bắc Đông Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị trí chính trị, văn hóa: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Tóm lại: Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.
Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô
Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài.Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài.Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.Bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".
b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới
Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La.Là kinh đô cũ của Cao Vương.Vị trí địa lý thuận lợi: Ở vào trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây: là nơi tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng chứ không thấp như Hoa Lư.Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều pháp triển.Lời cảm tạ chân thành trời đất.→ Đánh giá cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như Lí Thái Tổ đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của đất nước Đại Việt.
tham khảo :
Rời đô ra Thăng Long, lợi ích về giao thương kinh tế đã rõ, còn về quân sự, tuy không có núi non hiểm trở như cựu đô Hoa Lư, nhưng vẫn rất lợi về đường giữ nước, giữ thành. Nếu kẻ thù phương Bắc tấn công xâm lược bằng đường bộ ắt phải vượt qua nhiều sông, mỗi sông là một phòng tuyến chặn giặc, tấn công bằng thuỷ quân, giặc phải qua hàng trăm dặm đường sông, dân làng tả hữu dòng sông sẵn sàng đánh giặc cả khi vào lẫn khi ra.Đại La - Thăng Long nơi trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây, như vậy là ngang tầm với đất Trung Nguyên của nước Trung Hoa láng giềng, rất xứng đáng là Kinh đô Đại Việt. Sau hơn 200 năm xây dựng và phát triển, kinh đô Thăng Long thời ấy đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia Đại Việt, một đô thị phồn vinh, đã bảo vệ vững chắc kinh đô, sơn hà xã tắc, đánh bại nhà Tống trên sông Như Nguyệt, chiến thằng Chiêm Thành.
Bạn tham khảo ạ:
Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dàiHoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quố gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.
Tham khảo:
Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước, ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều kiện sống của dân cư. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới, Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.