Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)Đối với em ,(trạng ngữ)cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
2)Cuộc sống chúng ta không thể thiếu tình bạn, tình cảm bạn bè như một mối quan hệ tất yếu của xã hội giúp gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. Đôi khi tình bạn giản dị và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.Tình bạn đôi khi tình cờ và đến bất ngờ mà chính bạn cũng không nhận ra, có thể là cùng trong một lớp, cùng trong khóa học, bạn quen qua mạng Internet…điểm chung đó là ngọt ngào đôi khi hờn giận vô cớ. Khi bắt đầu một mối quan hệ tình bạn luôn giúp con người cảm thấy hào hứng như gặp nhau nói chuyện, tâm sự, chia sẽ vui buồn trong cuộc sống, đồng thời giúp cả hai hiểu nhau hơn.Cuộc sống này sẽ giúp chúng ta gặp gỡ và kết bạn với nhiều người, có thể những người bạn đến rồi đi nhưng trong ta họ vẫn tồn tại như một kỉ niệm, chỉ còn lại những người bạn thân thật giản dị thể hiện qua cách xưng hô, cách đối xử với nhau nhưng họ chẳng bao giờ quên bạn mỗi khi đứng trước khó khăn, chính điều đó đã thể hiện hai từ “bạn thân” thật đáng quý trọng.Tình bạn có thể giúp vượt qua khó khăn của cuộc sống, lúc buồn và lúc rối trí hay những lúc thất bại. Người bạn ấy sẽ nắm lấy tay bạn và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Nếu bạn tìm thấy một người bạn như thế hãy tôn trọng và quý trọng họ bởi gì không dễ để tìm thấy người thứ hai. Có tình bạn bạn sẽ không cảm thấy cô đơn, luôn có nghị lực vượt qua thử thách của cuộc sống.Tình bạn là như thế đó rất cao quý và đáng trân trọng. Hãy mở rộng lòng mình để đón nhận tình bạn, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và giá trị hơn rất nhiều.
nhà thơ hoài thanh đã có lần khẳng định:thơ Bác đầy trăng.thật vậy,nói đến thơ Bác là nói đến tình yêu,sự nặng lòng với vẻ đẹp của trăng và thiên nhiên đất nước.yêu trăng là tình yêu tự do,tin yêu về sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ,về một chiến thắng không xa của dân tộc.tâm hồn Bác nhạy cảm với thiên nhiên,ẩn sâu trong những câu thơ đầy ý vị là một tâm thế ung dung,tự tại lạc quan một cách đáng ngạc nhiên trong hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ.Ta vẫn thấy trong con người Bác sự hòa quyện về tâm hồn mẫn cảm của một thí sĩ vừa mang cốt cách chiến sĩ.(bạn làm ơn lồng ghép phần thơ vào hộ mình cái)ta lại bắt gặp vẻ đẹp ngời sáng của bác trong bài thơ Rằm Tháng giêng ,vẫn những vẻ đẹp ấy nhưng qua bài thơ ta thấy được con mắt quan sát tinh tế.gợi cho ta một sự ngưỡng mộ và tự hào về người cha dân tộc.
Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.
Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu). |
Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…
Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.
Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
- Đêm trước ngày khai trường:
Mẹ đã không ngủ được, ko tập trung làm được 1 việc gì cả, nằm trên giường và trằn trọc nhiều, lo cho buổi khai trường đầu tiên của con. Trong khi đó, con vẫn ngây thơ nằm ngủ triền miên. Mẹ lo thay cho nỗi lo của con.
Mẹ nao lòng khi biết rằng chỉ ngày mai thôi, con sẽ đến với 1 thế giới mới, một thế giới muôn màu và chứa đựng nhiều điều mà con phải học cách đương đầu với nó. cũng một phần mẹ bồi hồi nhớ đến những ngày trước, ngày khai trường đầu tiên của mẹ.
=> người mẹ hết lòng vì con.
- Buổi khai trường Trước đó, mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua diễn ra.
cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."
Mẹ đặt những niềm tin của mình vào ngôi trường đó, nền giáo dục này sẽ giúp chho con của mẹ những bước chập chững đầu tiên ít những vấp ngã hơn.
Cánh cổng kia mở ra là khi tâm hồn mẹ đang trào dâng nhiều niềm xúc cảm: lo lắng, hi vọng, yêu thuơng, tin tưởng.
~~> Một người mẹ thương yêu con tha thiết và luôn hết lòng vì đứa con của mình.
gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé .
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
ông cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Gợi ý
1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường
- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,…)
+ Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường – không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa
+ Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học
+ Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì
+ Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được
+ Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại
⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con
2. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục
Năm tháng dần qua, mỗi ngày tôi lại có thêm một sự thay đổi mới. Mỗi tối trước khi ngủ tôi cứ suy nghĩ rằng: “Sáng mai, khi nhìn trước gương mình sẽ có gì thay đồi” như ngoại hình, vóc dáng, cân nặng, suy nghĩ và hành động của mình. Cứ như thể cho đến khi tôi khôn lớn.
Quả đúng như vậy, mỗi con người chúng ta đều biết rằng, trẻ em khi còn nhỏ luôn có một điều là mong muốn mình ngày càng lớn khôn, chững chạc hơn như bao người xung quanh khác. Cả tôi cũng vậy, từ khi còn nhỏ luôn ba mẹ bồng bế trên tay, cưng chiều như quả trứng còn non dại. Luôn được mọi người trong gia đình chăm sóc, lo lắng, yêu thương hết mực. Nhắc đến chuyện quá khứ, tôi nhớ lúc tôi được một tuổi thì bị sốt. Ba mẹ đã rất lo lắng, chăm sóc cho tôi từng chút một không phút ngơi nghỉ. Nhưng đổi ngược lại bây giờ, khi mắc bệnh thì phải tự chăm sóc cho bản thân mình. Không chỉ vậy, năm tôi lên sáu tuổi, chập chững bước vào lớp một, trong lòng tôi luôn thấy khó chịu, bồi hồi và lo sợ. Khi bước vào lớp, mẹ buông tay tôi và sau đó đi về. Lúc đó, tôi cứ khóc suốt nhưng rồi tôi cũng nín khóc và làm quen với các bạn xung quanh mình. Từ đó đến nay, tôi đã xóa sạch những giọt nước mắt mỗi khi vào lớp đầu năm học. Cứ nghĩ đến những chuyện đó, tôi lại thấy mình rất trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên. Không phải lúc nhỏ mà mãi đến nay tôi mới thấy có sự thay đổi về chính mình. Không chỉ ngoại hình, mà tính nết cũng có nhiều phần thay đổi. Trong lời nói có sự thay đổi rất lớn là luôn cẩn trọng và lịch sự hơn chứ không cụt ngủn nữa. Thái độ và cử chỉ với mọi người có sự thay đổi là không còn cộc cằn như trước, hay nóng giận vô cớ, dễ giận dỗi nữa. Còn nhớ lúc trước, tôi hở một tí là hờn giận còn bây giờ thì không còn điều đó nữa. Vóc dáng tôi trở nên cao ráo hơn, thon gọn hơn và còn điệu đà trong cách ăn mặc nữa. Tóc tai được chải chuốt gọn gàng. Điều đặc biệt hơn nữa là khi thầy, cô giảng bài trên lớp thì tôi thấy mình tiếp thu bài giảng của thầy cô rất dễ dàng.Trong khi ngày trước, mỗi khi thầy cô giảng bài là tôi đều ngủ gật. Đọc câu chuyện Thánh Gióng, suy nghĩ muốn lớn như thổi khiến tôi ăn cơm rất nhiều đến nỗi tức bụng quá ngủ không được, thế là bị mẹ la cho một trận. Ôi! Nghĩ đến những kí ức xa xưa, sao tôi thấy mình ngốc nghếch và hồn nhiên quá. Và bây giờ, tôi mới ngẫm nghĩ kĩ rằng mình bây giờ đã thật sự khôn lớn.
Qua những kỉ niệm ấu thơ, qua những lần vụng về, hậu đậu, tôi thấy mình tuy khôn lớn phần nào trong con người của mình nhưng tôi luôn tâm niệm một điều rằng sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập tốt để tương lai xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.