K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10

viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ thơ miền trung

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm...
Đọc tiếp

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...

- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm 

- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá

Thân bài

- Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu

 

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

Kết bài

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

 

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

b) Các em chú ý thêm những yêu cầu để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ngoài những yêu cầu cơ bản đã học ở bài 5.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Xác định đề tài, mục đích viết

- Lập dàn ý

- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết

- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe

- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ

- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp

24 tháng 12 2023

Tham khảo

Bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, vừa có giá trị về nội dung sâu sắc, vừa mang đến những hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, độc đáo.

Về nội dung, bài thơ "Tiếng chổi tre" mang thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả đã sử dụng hình ảnh chổi tre - một công cụ lao động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, để tả sự cần cù, bền bỉ và không ngừng cố gắng của người lao động. Bài thơ thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương, khơi gợi sự tận tụy và sự hy sinh của người dân Việt Nam trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hình thức nghệ thuật của bài thơ cũng rất đặc sắc. Tố Hữu đã sử dụng các hình ảnh và ngôn ngữ tươi sáng, sống động để tạo nên một không gian thơ mộng và sâu lắng. Những câu thơ ngắn gọn, nhịp điệu nhẹ nhàng và âm điệu trôi chảy của bài thơ tạo nên một cảm giác như tiếng chổi tre vỗ nhẹ, êm ái. Tác giả cũng sử dụng các từ ngữ và biểu đạt hình ảnh tinh tế, như "tiếng chổi reo rắc", "màu xanh lá", "đàn chim hát ríu rít", để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống quê hương.

Ngoài ra, bài thơ còn mang đậm chất nhân văn và tình cảm. Tố Hữu đã tận dụng hình ảnh chổi tre để kết nối con người với thiên nhiên, gợi lên tình yêu và lòng biết ơn đối với môi trường xung quanh. Bài thơ khơi gợi sự nhìn nhận và trân trọng những giá trị đơn giản nhưng quan trọng trong cuộc sống, đồng thời khuyến khích mọi người sống tích cực và đóng góp cho xã hội.

Tổng kết, bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, kết hợp giữa nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế. Bài thơ mang đến thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam, đồng thời khơi gợi tình yêu và lòng biết ơn đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.

+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.

+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.

+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.

+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.