Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em dàn ý chung:
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Tình cảm em dành cho ngày Lễ này.
Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
cậu tham khảo :
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
hc tốt
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.
tham khảo :
Việt Nam là một cư dân gốc nông nghiệp nên mang những nét đặc trưng của khu vực dân cư này, một trong số đó chính là tín ngưỡng sùng bái thần linh. Bởi vì làm nông nghiệp nên người nông dân luôn mong muốn cho thời tiết ôn hòa, mùa màng bội thu. Nhưng trong thực tế thì mưa bão, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra làm cho mùa màng thất bát, thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn về tính mạng con người. Vì vậy mà trong lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, người dân luôn tín ngưỡng, sùng bái các thế lực tự nhiên, thế lực thần tiên siêu nhiên để mong một cuộc sống tốt đẹp không còn khổ đau. Chùa chiền, đền đài được lập nên ở khắp nơi trên đất nước. Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam thì không thể không nhắc đến chùa Hương (hay còn gọi là Hương Tích).
Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam, chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, nhưng trải qua cuộc chiến tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì chùa Hương đã bị tàn phá nặng nề năm 1947. Phải đến năm 1988 chùa Hương mới được phục dựng, tu sửa bởi Thượng tọa Thích Viên Thành. Tuy phụng dựng được những nét đặc trưng nhất, song diện mạo của Chùa Hương ngày nay vẫn không thể giống hoàn toàn như ngôi chùa Hương linh thiêng, tiên cảnh như năm xưa.
Nói về cảnh sắc chùa Hương linh thiêng, lại mang không khí như trên tiên cảnh, nhà thơ Chu Mạnh Chinh đã thể hiện niềm xúc động khôn xiết của mình khi được đặt chân đến mảnh đất Hương Sơn:
"Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh"
Chùa Hương thường được mở hội vào ngày mồng sáu tháng Giêng hàng năm và lễ hội kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào mỗi dịp Hương Sơn mở hội thì phật tử khắp bốn phương nô nức kéo về đây dâng hương lễ Phật tỏ lòng thành kính, cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân. Hương Sơn từ lâu đã được coi là mảnh đất Phật, nơi quan thế âm Bồ Tát hiển linh tu hành, vì vậy mà chùa Hương vô cùng linh thiêng, chỉ cần thành tâm tu hành, cầu nguyện thì những ước nguyện trong cuộc sống của con người sẽ được thần linh giúp đỡ, tương trợ.
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực miền Bắc mỗi dịp sau Tết Nguyên Đán, từ ngày mở hội, phật tử kéo về nơi đây nhiều như nước, khiến cho không gian lễ hội vô cùng tấp nập, nhộn nhịp. Từ chân núi Hương Sơn lên đỉnh núi phải đi bằng thuyền qua một con kênh nhỏ nhưng dài, uốn lượn vô cùng thi vị, cảnh sắc trên đường đi cũng khiến cho người ta cảm thấy choáng ngợp, ngỡ ngàng và hiểu được lí do vì sao mọi người lại gọi Hương Sơn là mảnh đất Tiên Phật, bởi nó quá đỗi đẹp đẽ, thoát tục. Hai bên đường đi chính là những cánh đồng cỏ, những cánh đồng lúa chín vàng làm cho bức tranh Hương Sơn thêm tươi đẹp, rực rỡ.
Ngày nay, bên cạnh phương tiện di chuyển chính là thuyền thì chính quyền huyện Hương Sơn còn cho xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, nhằm phục vụ cho mục đích đi lại của du khách thập phương và những du khách nước ngoài. Từ trên cáp treo nhìn xuống, du khách có thể đón nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp linh thiêng, kì vĩ của chùa Hương. Nếu trên đường đi không gian cảnh vật tuyệt vĩ vô thường thì khi đặt chân vào chùa Hương, ta sẽ có một cảm giác khác hẳn, đó chính là không gian linh thiêng của chùa chiền, là những nén nhang khói nghi ngút trong không gian, những mâm lễ đầy được dâng lên lễ phật.
Phật tử bốn phương thành tâm bái lạy khiến cho không gian linh thiêng, cổ kính. Dù có tín ngưỡng hay không nhưng một khi đã đặt chân vào chùa Hương thì mọi người đều có một cảm giác chung nhất đó chính là sự nhẹ nhõm trong tâm hồn. Lúc ấy con người trở về với những cảm xúc tự nhiên nhất, những gánh nặng, áp lực của cuộc sống cũng vô thức được buông bỏ. Mọi người đều thành tâm cầu xin những thứ tốt đẹp, may mắn cho mình và gia đình bằng sự thành tâm, chân thành nhất. Chính những điều kì diệu đó đã khiến cho chùa Hương là một địa điểm thu hút đông đảo du khách thập phương về đây mỗi năm.
Tham khảo
Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu dời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triển núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa...