Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ 2:
Ca dao là tiếng nói của tình cảm. Mặc dù trong cuộc đời, con người có rất nhiều thứ tình cảm: tình cảm với quê hương đất nước, tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi… nhưng có lẽ thiêng liêng nhất vẫn là tình cảm gia đình. Chính vì vậy, lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh – em trong bài ca dao sau luôn luôn được người Việt Nam chúng ta ghi nhớ:
Anh em nào phải người xa.
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
Đây là bài ca cao được làm theo thể lục bát truyền thống – thể thơ phù hợp nhất cho việc bộc lộ tình cảm của nhân dân ta. Trong tình cảm gia đình, ngoài tình cảm của cha mẹ đối với con cái, của con cháu đối với ông bà, thì tình cảm anh em ruột thịt là thứ tình cảm gần gũi, gắn bó vô cùng. Nói đến anh em là nói đến những con người được sinh ra từ cùng một cha mẹ, sống dưới cùng một mái nhà, hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau. Anh em tuy hai mà một, chung niềm vui nỗi buồn, chung khổ đau sung sướng. Điều đơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa tình anh em ruột thịt với người xa:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Tình anh em ruột thịt cũng như tình cảm giữa cha mẹ với con cái, giữa con cháu với ống bà, thiêng liêng và đặc biệt ở chỗ con người sinh ra đã mang trong mình thứ tình cảm ấy. Nó tự nhiên, dễ hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước để sống. Nếu tình cảm lứa đôi là thứ tình cảm cần phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa la và hoàn toàn có thể chấm dứt thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kiện và ràng buộc con người bởi huyết thống. Những từ ngữ cùng, chung, một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà còn mang sức nặng của một chân lí:
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
Tay và chân tuy là hai bộ phân khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người. Nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy, cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. So sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay và chân, ai ca dao đã giúp chúng ta dễ cảm dễ hiểu, dễ hình dung hơn về thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Và qua sự so sánh ví von ấy, chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta xưa. Nếu như tình cảm và công ơn của cha mẹ thường được đặt ngay với núi non trời biển thì tình cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay. Vì vậy, đã là anh em phải yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau và trước hết là phải hoà thuận. Hoà thuận vì mục đích đầu tiên là để cho cha mẹ được vui lòng. Chính sự hoà thuận là nền tảng để cho tình anh em thêm phắm thiết bền chặt, là nguồn động viên, nguồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đình.
Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em. Dễ hiểu, dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên và ngọt ngào như lời ru của mẹ. Những câu ca dao đã nuôi dưỡng tâm hồn của biêt bao thế hệ người Việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên buớc đường đời.
Bài thơ 1:
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Tham Khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao bể rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đốì với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”.
Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó-là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nâng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sông, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao bể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
cdsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss
a. So sánh: Công cha như... Nghĩa mẹ như ( so sánh qua từ như)
=> Tác dụng: Qua việc sử dụng nghệ thuật so sánh trên, chúng ta đã hình dung và cảm nhận được rất rõ về:
Công sinh thành, dưỡng dục con cái của người cha: lớn lao, vĩ đại như ngọn núi Thái Sơn cao nổi tiếng của Trung Quốc.
Tình thương của mẹ dành cho các con : vô hạn như dòng nước trong nguồn bất tận, chảy không bao giờ cạn.
b. so sánh: anh em như thể tay chân
=> Tác dụng: khẳng định tình cảm anh em ruột thịt gắn bó, hòa thuận
tham khảo
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Tham khảo :
" Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi "
Câu ca dao này không những vô cùng đúng đắn mà còn mang đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa sâu xa . Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành và đức hi sinh cao cả của cha mẹ . Có thể thấy , cha mẹ là những người đã dạy dỗ , nuôi nấng mỗi chúng ta thành người . Để đền đáp những công ơn to lớn đó , mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn . Đền ơn đáp ơi nghĩa cha mẹ không chỉ bắt nguồn từ tấm lòng, từ suy nghĩ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi một người con như chúng ta . Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc , trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào hạnh phúc . Bên cạnh đó , chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo , biết ơn , đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói , việc làm cụ thể : phụng dưỡng cha mẹ khi về già . Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ , phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta .
Em tham khảo nhé:
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người. Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
Nghĩa đen :ví công cha nghĩa mẹ như là 'núi ngất trời','nước ngoài biển Đông' với những thứ cao cả ấy nên chúng ta phải ghi nhớ những điều đó
Nghĩa bóng:công cha nghĩa mẹ rất thiêng liêng,lớn lao hơn cả mọi thứ nên chúng ta cần khắc ghi những điều mãi mãi vào trong tim