Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk:
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
Phan Ngọc từng đánh giá :"Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng", và đúng thật vậy Nguyễn Du bằng cây viết đầy sự tinh tế và sáng tạo đã vẽ lên những bức tranh biểu cảm phong phú đặc biệt là ở việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích của "Kiều ở lầu Ngưng Bích" : "tưởng người dưới nguyệt chén đồng..có khi gốc tử đã vừa người ôm". Nói đến nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, Nguyễn Du không dùng từ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ vừa là tưởng tượng hình dung ra người mình yêu. Chữ ấy như nói lên tâm trạng của người đang yêu, luôn nhớ thương tới những kỉ niệm khi 2 người còn bên nhau . Đã thề non hẹn biển dưới ánh trăng sáng ấy vậy mà cuối cùng mỗi người một phương. Hình như nỗi nhớ người yêu ấy không bao giờ là đủ với người con gái đang yêu? Nhớ Kim Trọng bao nhiêu thì Kiều càng chạnh lòng thương cho thân phận mình bấy nhiêu. Người con gái ấy đã bị vùi dập, hoen ố, nàng tự trách mình đã mang tiếng nhuốc nhơ, không giữ được lòng chung thủy. Dẫu vậy tình yêu và lòng nàng với Kim Trọng mãi không đổi thay vẫn vẹn toàn và chung thủy sâu sắc. Sau nỗi nhớ và thương thay thân phận mình thì Kiều đã được Nguyễn Du thể hình tình cảm của nàng với cha mẹ. Miêu tả nỗi nhớ xót xa của nàng, mặc dù đã bán mình chuộc cha nhưng mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng vẫn thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một đứa con, Nàng đau đớn vì cha mẹ già yếu mà nàng không thể bên chăm sóc. Tóm lại, nàng là một người tình thủy chung , là một người con hiếu thảo và một là người có tấm lòng vị tha đáng quý. Nàng sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ vì người thân và người mình yêu.
CHÚ Ý :
In đậm : lặp từ
In nghiêng : tình thái
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Khổ đầu của bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ" đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đồng thời bộc lộ cảm xúc của tác giả. Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Và (Phép nối) đó là mùa xuân rất quen thuộc với hình ảnh của " dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng hót chim chiền chiện". Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ thứ hai đã làm nổi bật vẻ đpẹ của bông hoa mọc lên từ giữa dòng sông như tâm điểm của 1 bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy dường như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào của dòng sông xanh để vươn lên bất tử. Có thể nói chỉ qua vài nét phác họa nhưng tác giả đã vẽ lên một không gian cao rộng của bầu trời, dòng sông, màu sắc xanh hài hòa của sông cùng màu tím- màu tím đặc trưng của xứ Huế. Làm sống động cho bức tranh là âm thanh cao vọng của tiéng chim chiền chiện, một loài chim tiêu biểu của mùa xuân. Tất cả đã cho ta thấy một bức tranh hết sức sống động, tuyệt đẹp. Chắc hẳn (Tình thái từ), trước cảnh sắc ấy, thi nhân chắc chắn không thể ngừng rung động, ông đã hòa mình vào để thấy hết vẻ đẹp của đất trời. Nghệ thuật ẩn dụ sáng tạo qua từ " hứng"' đã thể hiện rõ nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ. Hứng " giọt long lanh", giọt mưa xuân, giotk sương, giọt của tiếng chim. Hứng là cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Tác giả đã cảm nhận mùa xuân bẳng cả thị giác, xúc giác dến cả thính giác. Khổ thơ mở ra bài thơ cho thấy môt tình yêu nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Refer
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
chết dở chị ơi ;-;