Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Câu 6:
Gửi bố kính yêu của con!
Có lẽ con đã làm bố thất vọng nhiều lắm. Con thật lòng xin lỗi bố mẹ vì hành động nông nổi và thiếu suy nghĩ của mình. Chỉ vì sự thiếu lễ độ của con đối với mẹ mà mấy ngày hôm nay gia đình chúng ta không có những phút giây vui vẻ như trước nữa.
Khi nhận được thư bố, con xúc động vô cùng. Con xin được cảm ơn bố vì bố đã thẳng thắn chỉ ra lỗi lầm mà con mắc phải. Thời gian qua con đã hiểu ra được nhiều điều. Hành động vô lễ của con là hành động không nên có ở một đứa trẻ được bố mẹ yêu thương và giáo dục một cách tử tế. Mẹ là người đã chịu biết bao đau đớn để sinh ra con, mẹ có thể "sẵn sàng từ bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn", mẹ "có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con" vậy mà con lại làm mẹ buồn lòng. Con đã không biết rằng chính mẹ là người phải thức suốt đêm để trông chừng con và mẹ đã lo sợ, đau đớn biết nhường nào khi nghĩ tới việc có thể sẽ mất con. Con luôn nghĩ rằng nuôi nấng con khôn lớn là trách nhiệm của bố mẹ mà không mảy may nghĩ đến sự đền đáp của bản thân dành cho bậc sinh thành. Chính sự vô tâm ấy đã khiến bố mẹ phiền lòng.
Những dòng thư của bố giúp con có được bài học đắt giá. Ngày buồn thảm nhất là ngày mà con mất mẹ, mất đi một người luôn quan tâm, săn sóc và dạy dỗ con nên người. Con sẽ mất đi người phụ nữ có thể chịu đau đớn để mang lại cho con sự sống. Con sẽ mất đi người phụ nữ yêu thương con hơn bất cứ ai trong cuộc đời này. Thực sự, con không muốn điều đó xảy ra. Tình yêu thương của mẹ bao la là thế mà con lại không biết trân trọng những lời nhắc nhở của bố đã khiến con tỉnh ngộ: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Chỉ có cha mẹ là người hi sinh vô điều kiện cho con cái và cũng chỉ có cha mẹ là người không tính toán thiệt hơn, luôn bao dung cho mọi lỗi lầm của con. Con thật sự xấu hổ về cách cư xử của mình. Có lẽ mẹ đã rất đau lòng khi đứa con mẹ yêu thương hết mực trở nên hỗn láo.
Bố à! Ngày mai con sẽ nói lời xin lỗi mẹ. Con thấy rằng sự trốn tránh của mình trong thời gian vừa qua sẽ chỉ làm khoảng cách của con và mẹ ngày càng xa hơn. Con sẽ nhận lỗi với mẹ và cầu mong được mẹ tha thứ. Con hứa sẽ không làm bố mẹ phải phiền lòng thêm nữa. Con sẽ cố gắng để trở thành niềm tự hào của bố mẹ. Bố hãy tin tưởng con nhé!
Con của bố
En-ri-cô
---------------------HẾT------------------------
Câu 7: Em tự viết nhé!!!
Tham khảo:
Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", tâm trạng của nhân vật Thành sau khi dẫn Thủy ra khỏi trường học đã được miêu tả vô cùng chi tiết, chân thực. Thật vậy, tâm trạng của Thành được miêu tả bằng cụm từ "kinh ngạc". Chỉ bằng một câu văn đó, ta đã thấy được sự đau lòng của Thành trong cuộc chia tay với em gái mình. Cậu thấy cảnh vật vẫn như xưa, vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế nhưng, cậu với em thì lại phải chia ly, gia đình thì tan vỡ. Đó là cả một tai họa và cú sốc tinh thần với những đứa trẻ như Thành và Thủy. Ẩn sâu trong cậu là sự đau lòng tột cùng. Từ đó, người đọc thực sự thấy đau lòng cho những đứa trẻ ở những gia đình có bố mẹ chia tay như vậy.
Tham khảo
Từ khi Thành ra khỏi trường của Thủy, Thành thấy kinh ngạc là vì trong khi mọi việc diễn ra rất bình thường, cảnh vật vẫn rất đẹp cuộc đời vẫn bình yên,... ấy thế mà hai anh em lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Nói cách khác, Thành ngạc nhiên vì trong lòng mình đang nổi dông, nổi bão bởi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ. Thành cảm thấy trời đất như sụp đổ thế mà mọi thứ xung quanh lại rất bình thường. Đây là diễn biến tâm lý được tác giả miêu tả rất chính xá làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm và trạng thái thất vọng, bơ vơ của Thành.
*Truyện viết về ai?
- Truyện viết về hai anh em Thành - Thủy.
*Viết về việc gì?
- Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn mà mỗi người một ngả : Thành ở lại thành phố với bố, Thủy về quê cùng mẹ.
*Vì sao hai anh em phải chia đồ chơi và búp bê?
- Vì hai anh em sắp phải chia tay nhau.
*Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của hai anh em khi mẹ nói: “…hai anh em liệu mà chia đồ chơi ra đi”. Từ đó, em có nhận xét gì về tâm trạng của hai anh em?
- Những chi tiết miêu tả tâm trạng của hai anh em khi mẹ nói: “…hai anh em liệu mà chia đồ chơi ra đi” là:
+ Vừa nghe thấy thế, em tôi... vì khóc nhiều.
+ Đêm qua, lúc chợt tỉnh... hai cách tay áo.
+ Sáng nay dậy sớm... lên vai tôi.
+ Cảnh vật... thế này.
⇒ Tâm trạng của 2 anh em lúc ấy rất đau lòng, buồn bã. Những việc như thế không phải những việc Thành và Thủy đáng phải chịu.
*Tình cảm của Thủy đối với anh Thành được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Các chi tiết thể hiện tình cảm hai anh em:
+ Chia sẻ giúp đỡ : Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh; Thành giúp em học bài, luôn đón em học về.
+ Gần gũi, yêu thương : Vừa đi vừa trò chuyện, nắm tay thân mật; Khi chia đồ chơi, muốn nhường hết cho người kia; Khi chia tay bật khóc.
(Note: Đây là bài mình viết tay, không hề chép mạng nên hơi lâu xíu. Mong bạn ủng hộ ^^)
Trước ngày khai giảng của con người mẹ lo lắng không ngủ được dù con đã đi học từ ba năm trước .mẹ không tập chung được vào chuyện gì cả , mọi hôm khi con đã ngủ mẹ sẽ làm những việc riêng của mình nhưng hôm nay mẹ không tập chung được vào việc gì cả, mẹ lên giường trằn trọc .mẹ nhớ tới sự nôn nao,hồi hộp của ngày đầu tiên đén trường của mẹ.
Em tham khảo nhé:
Bài ca dao là lời người phụ nữ đã có chồng và phải lấy chồng xa. Trong xã hội phong kiến xưa, do quan niệm “trọng nam khinh nữ” nên đời sống tình cảm của người phụ nữ ít được quan tâm chia sẻ. Người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
Trong cảm xúc của ” Nữ sĩ đất Bắc Hà”, bà đã nhấn mạnh cảnh vật và con người trong bóng chiều thưa thớt tiêu điều chỉ bằng vài nét phác thảo đơn sơ và chấm phá tài hoa, tác giả đã làm sống động cả một không gian mênh mông, quạnh quẽ. Đặc biệt, bức tranh hiện lên rõ mồn một hình ảnh con người chìm trong trạng thái im lim, ngưng đọng. Bài thơ không chỉ tập trung miêu tả thiên nhiên hoang vắng nơi Đèo Ngang từ cảnh vật đến con người mà còn tập trung gợi tả tâm trạng người lữ khách- nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Bài thơ khép lại trong tâm trạng cô đơn của người lữ khách, dẫu chưa gọi thành tên nhưng đã thấm trong từng nét cảnh. Trong Văn học trung đại, có thể nói rằng “QĐN” là bài thơ có giá trị cả về mặt Nghệ thuật và nội dung cho độc giả cảm nhận về khung cảnh Đèo Ngang buổi chiều tà.
tham khảo:
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".
Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.