Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Dẫn dắt đi vào vấn đề
2. Thân bài
* Khái quát
- Giới thiệu sơ lược nội dung truyện: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi đầu tiên tựu trường trong cuộc đời.
- Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
* Cảm nghĩ
- Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học
+ Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học → Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn
+ Nhân vật tôi có cảm giác trang trọng và đứng đắn: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ , khác hắn với đi chơi, đi thả diều
+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm…. Và nhân vật tôi trải lòng mình để quan sát xung quanh, cảm nhận về ngôi trường mới.
+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi nghe gọi tên
+ Khi vào lớp, nhân vật "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng .
- Nhận xét:
+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Những hình ảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên…
+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người. Một đứa trẻ ngày đầu đến trường cũng như bao đứa trẻ khác với những bồi hồi, lo lắng, những mong đợi, và cả hi vọng, niềm tin cho mai sau
3. Kết bài
Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
Bài viết:
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi học trò. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh đã nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với những kỉ niệm trong sáng và hồn nhiên.
Nhân vật nhớ về ngày khai trường là nhớ về khung cảnh thiên nhiên những ngày đầu đến lớp. Đó là khoảng thời gian cuối thu khi các loài cây thay lá, sương và làn gió thu lành lạnh khiến lòng người như bồi hồi hơn khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Và chính hình ảnh của những em nhỏ rụt rè theo mẹ đến lớp đã tác động trực tiếp, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi học trò trong tâm hồn đến nhân vật “tôi”.
Con đường làng quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ sao hôm nay như thay đổi, bởi từ nay đó không chỉ là con đường gắn với những trò chơi nghịch ngợm mà sẽ là con đường đi tới lớp, co đường ấy trở nên khác lại trng mắt trẻ thơ vì lí do vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”. Nhớ về ngày đến lớp, tác giả nhớ đế những từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến quyển vở mới trên tay. Tất cả đều cho thấy sự thay đổi và lớn khôn trong suy nghĩ của một cậu bé về một ngày bắt đầu đến lớp nhưng vẫn toát nên nét hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.
Nhớ về ngày khai giảng, tác giả nhớ đến hình ảnh về sân trường. Không gian đầy mới lạ mới cậu học trò lần đầu đến lớp, cậu cảm thấy mình như nhỏ bé trước khung cảnh ngôi trường vừa xinh xắn và có nét oai nghiêm. Rồi khi có tiếng trống tập trung trên sân trường, tất cả đều bỡ ngỡ, cảm thấy chơ vơ vì tất cả đều lạ lẫm với âm thanh ấy. Vì vậy mà không chỉ nhân vật Tôi, các cô cậu học trò mới đều e sợ đứng nép bên người thân, như những con chim non bắt đầu rời tổ nhìn về bầu trời rộng mở phía trước. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời. Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.
Tâm trạng của nhân vật còn thể hiện khi bước vào không gian lớp học – ngôi nhà thứ hai với mỗi đứa trẻ khi đến trường. Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
Những diễn biến trong tâm trạng của nhân vật đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ trong ngày đầu đến lớp mà còn khiến chúng ta như thấy hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Chính nhờ nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng tinh tế và chân thật, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đã mang đến những xúc cảm và lay động tâm hồn người đọc về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người.
Tôi đi học là câu chuyện tuy không mới nhưng đã để lại trong lòng người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của ngày đầu tựu trường. Qua đó, em như được sống lại với những kí ức của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ trong ngày đầu tiên đến lớp của mình
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng.
Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường.
Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét. Bởi, ở chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”.
Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”.
Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.
*Lập ý:
Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
-Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:
+ “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.
+ Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.
+ Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.+ Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.
+ Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.
Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
+ Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.
Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:
“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
----
Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời.
tham khảo:
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ"
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào,.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện
Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Thamm Khảo
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
Tham khảo:
Câu 1: Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....
Câu 2:
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Em tham khảo:
Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.