Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết đoạn văn nếu tình hình khai thác khoáng sản của nước ta
hiện nay.
Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên, khoảng sản phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do sự khai thác quá mức, lãng phí khiến cho tài nguyên đang dần cạn kiệt. Ngoài ra việc khai thác rừng bừa bãi, không được cấp giấy phép diễn ra tràn lan với quy mô lớn làm cho đất trống, đồi trọc. Nhiều cái hố bị khai thác sâu đến hàng chục mét. Điều này đã tạo ra hàng loạt điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép diễn ra hầu hết khắp các địa phương nơi triển khai dự án.
-1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên khoảng sản:
+Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm, sử dụng có mục đích chính đáng
+Phải khai thác hợp lí, sử dung tiết kiệm có hiệu quả
+Không khai thác bừa bãi
+Cần tìm ra nguồn năng lượng mới nhằm thay thế các nguồn năng lượng cũ.
Tích cực:
-Phát triển được kinh tế đất nước khẳng định được vị thế và tạo sự bền vững trong nền kinh tế
-Tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng
-Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo
.....
Hạn chế :
-Ảnh hưởng xấu tới môi trường
-Phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên sẽ làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới
-An ninh trật tự của khu vực có khoáng sản bị biến động. Bởi, các mỏ khai khoáng thường thu hút nguồn lao động từ nhiều địa phương khác đến, việc nhập cư với số lượng lớn lao động dẫn đến nhiều hệ lụy. Giá cả thị trường tăng, đời sống văn hóa, truyền thống địa phương bị tác động, tình hình xã hội phức tạp
........
TK :
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo
Chứng minh:
- Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại ( khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng, gần 60 loại khoáng sản khác nhau ) nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: sắt, than, thiếc, crom, dầu mỏ, bô xit, đá vôi,..
- Xem thêm một số khoáng sản ở bảng 26.1 SGK/99
Cần phải khai thác và bảo vệ như thế nào?
- Chúng ta phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
- Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Khoáng Sản VN
< Cái này mình viết từ trong vở ra nhé!! >
Câu 17. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của việc khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được.
B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
C. Khai thác sử dụng còn lãng phí.
D. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn.
Câu 18. Mỏ bôxít được phát hiện ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có trữ lượng lớn ở
A. Cao Bằng. B. Lạng Sơn. C. Tây Nguyên. D. Lào Cai.
Câu 19. Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Các đồng bằng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc. D. Thềm lục địa.
Câu 20. Khoáng sản là tài nguyên
A. vô tận. B có thể tái tạo được.
C. không thể phục hồi. D. không cần sử dụng hợp lý.
Câu 21. Đáp án nào sau đây nêu nhận xét đầy đủ về tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản của nước ta hiện nay?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí.
B. Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu; sử dụng còn lãng phí.
C. Kĩ thuật khai thác thô sơ, sử dụng tiết kiệm.
D. Nhà nước quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng.
Câu 22. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:
A. Đồi núi.
B. Đồng bằng.
C. Bán bình nguyên.
D. Đồi trung du.
Câu 23. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:
A. 55%. B. 65%. C. 75%. D. 85%.
Câu 24. Dãy núi cao nhất nước ta là
A. Hoàng Liên Sơn. B. Pu Đen Đinh. C. Pu Sam Sao. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 25. Hướng nghiêng chủ yếu của địa hình Việt Nam là
A. Tây - Đông. B. Bắc – Nam. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Đông Bắc - Tây Nam.
Câu 26. Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vực?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 27. Các cao nguyên badan phân bố ở
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 28. Địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi là:
A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng.
C. Địa hình bán bình nguyên. D. Địa hình cao nguyên.
Câu 29. Tác động nào của con người tới địa hình không mang ý nghĩa tiêu cực?
A. Khai thác khoáng sản.
B. Chặt phá rừng bừa bãi.
C. Làm ruộng bậc thang.
D. Lấn biển.
Câu 30. Đâu không phải là nguyên nhân khiến cho Đông Bắc là vùng lạnh giá nhất Việt Nam?
A. Địa hình núi theo hướng cánh cung.
B. Nơi đầu tiên đón gió mùa đông.
C. Địa hình núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. Địa hình đồi núi thấp.
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa các khái niệm này(Khoản 8, 9, 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Theo đó:
1) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây:
+ Chất gây ô nhiễm tích lũy(chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy(tiếng ồn);
+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng(mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu(chất CFC);
+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định(chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn(hóa chất dùng cho nông nghiệp);
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục(dầu tràn do sự cố dầu tràn).
2) Suy thoái môi trường: là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)
Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;
ii) Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi trường đó bị suy thoái.
Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.
3) Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
Minh Hiển