K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018
Mở bài Kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với bà

Mẹ là người cho tôi tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho tôi những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà tôi hợp nhất với bà chính vì thế mà tôi có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho tôi một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương.

Thân bài Kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với bà

Bà luôn cho tôi những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ tôi không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi tôi còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho tôi đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ tôi bận làm cho nên không quan tâm đến những vẫn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho tôi, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. Còn mẹ tôi bận làm lo cho gia đình quá, bố tôi thì đi làm nước ngoài mấy năm liền mới về. Vì thế tất cả những công việc của gia đình đều đổ hết lên vai mẹ tôi. Chính vì thế mà bà làm thay hết những công việc của mẹ tôi lo cho chúng tôi từ cái ghim kẹp tóc trở đi. Ngày ấy bà vẫn còn khỏe bà vẫn còn đi chợ bán hàng giao được. Có bao nhiêu bà ăn dè hà tiện để cho chúng tôi hết. Gia đình tôi không đến nỗi quá nghèo nhưng thật sự để mà ăn sung sướng thì vẫn chưa có. Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho tôi, mái tóc bà cắt cho tôi nốt. Bà tôi như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng tôi từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy.

Chính vì thế mà bà phải cắt tóc ngắn cho chấy đỡ đẻ nhiều. Nhớ những buổi trưa ngồi trên bậu cửa bà bới tóc bắt từng con chấy cho vào răng cắn đến cậc một cái. Tuổi thơ tôi dữ dôi là thế. Quê hương tôi có nghề đan bị những ngày không có chợ bà lại ngôi đan còn tôi thì học bất những cái tua bị lại cho bị chặt hơn. Có những cái ăn ngọn bà đều dành cho chị em tôi ăn hết.

Bà luôn tìm ra những trò chơi khiến cho chúng tôi cười rách cả mép. Bà tôi không được đi học nhưng học mót lại của người anh cái chữ mà bà viết lại đẹp mà còn có thể làm thơ nữa. Nói cái gì, mắng cái gì thì bà cũng có cả một rổ ca dao tục ngữ để răn dạy chúng tôi. Mấy bà cháu sau những bữa tối thường nằm quây quần bên nhau nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bà lại chêu chúng tôi “Cấm cười cấm nói cấm gọi cấm thưa, cấm cửa nhà vua, ba phèo chín đấm”. Khi ấy đứa nào mà nhúc nhích là bà sẽ cù kì cho cười sặc mới thôi. Thằng em trai tôi sợ khủng long bà cứ dọa nó mỗi khi nó hư. Có lần gần sáng nhưng tôi vẫn xuống bô của bà ngay cuối giường để tiểu. Ấy thế mà lúc ấy bà chêu thằng em rằng khủng long kìa. Tôi vội chạy lên làm đứt cả màn của bà.

Không những thế bà còn là một người khá nghiêm khắc nữa. Những lúc có khách mà chúng tôi đùa nhau nhộn quá bà thường phạt góc chúng tôi. Ngồi im mỗi đứa một góc không được nói hay nhúc nhích gì. Bà yêu thương chúng tôi như thế nhưng cũng rất nghiêm để dạy cho những tôi điều hay lẽ phải. Thế rồi có những lúc tôi bỏ bữa bà lại không cho ăn ít ăn nhiều cũng phải ăn một bát rồi đứng lên. Cũng chỉ vì bà lo cho tôi đói mà thôi. Có những khi nhất quyết không ăn mà bị bà đánh cho mấy cái vào mông. Đánh xong mà lại an ủi. Bà có thương thì bà mới đánh chứ không bà mặc kể mày.

Kết luận Kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với bà

Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên những kỉ niệm ấy. Hiện giờ bà tôi bị mắc bệnh tai biến mạch máu não vì thế cho nên bà bị liệt cánh tay phải tôi thấy thương bà lắm. Công việc của tôi là chăm sóc bà, tắm cho bà và cho bà ăn. Tôi thấy thương bà rất nhiều, tôi luôn mong muốn nếu gia đình tôi phát hiện sớm căn bệnh của bà thì có lẽ bà đã không bị nặng như thế này. Từ đây tôi sẽ chăm sóc bà chu đáo để như trả ơn những gì bà đã làm cho tôi.

15 tháng 11 2018

Em yêu quý tất cả những người trong gia đình em, vì họ là những người luôn quan tâm, chăm sóc tận tình cho em. Cùng với bố mẹ thì bà nội là người mà em yêu quý và kính trọng nhất. Từ nhỏ em đã cùng bố mẹ và bà sống cùng nhau, vì vậy và tình thương, sự gắn bó em dành cho bà nội của mình là vô cùng sâu đậm. Trong suốt quãng thời gian sống chung cùng bà, em đã có rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ bên bà.

Ông nội của em mất từ rất sớm nên bà đã về ở với gia đình em. Trong gia đình bà là người nhiều tuổi cũng là người từng trải nhất, nên bà luôn là người đưa ra những lời khuyên răn hợp tình hợp lí không chỉ cho chị em chúng em, mà cho cả bố mẹ em. Hình ảnh của bà trong em là một người phụ nữ hiền dịu, khuôn mặt phúc hậu, dáng người của bà cao và gầy. Nhưng trái với sự mỏng manh bên ngoài ấy, bà nội của em vô cùng kiên cường, mạnh mẽ. Em còn nhớ khi ông em mất, lúc ấy em còn rất nhỏ, bà em dù rất đau đớn, buồn bã vì sự mất mát to lớn này, nhưng bà em không hề gục ngã, cũng không tỏ ra yếu đuối, bà không khóc lóc, suy sụp, thương ông bà chỉ khẽ rơi những giọt nước mắt. Nhưng em cũng biết được nỗi đau khi ấy bà phải trải qua nó đau đớn đến như thế nào.

Trong cuộc sống hàng ngày, bà nội của em sống rất giản dị, không cầu kì, cũng không tỏ ra khó tính như những người lớn tuổi khác, bà của em lúc nào cũng sống rất điềm tĩnh, những sự việc không hay xảy đến với gia đình em, bà cũng bình tĩnh và hướng dẫn bố em cách sử lí ổn thỏa. Cùng với bố mẹ thì có bà trong gia đình làm cho em cảm thấy rất yên tâm. Dưới sự che chở, bao bọc của bố mẹ, của bà thì em không sợ bất cứ thứ gì nữa. Dù có gặp những khó khăn như thế nào trong cuộc sống, cũng như trong học tập thì về đến nhà, nhìn thấy nụ cười trừu mến của mẹ, ánh mắt áp của bố mà khuôn mặt hiền từ của bà thì mọi nỗi buồn trong em dường như được cuốn đi sạch trơn, đọng lại trong em chỉ có sự an tâm, ấm áp.

Em đã có một kỉ niệm với người bà của mình, đó là một việc buồn vì em đã làm cho bố mẹ phải lo lắng, tức giận. Nhưng cũng nhờ sự việc ngày hôm đó là em cảm nhận được trọn vẹn tấm lòng nhân từ, ấm áp của người bà của mình. Ngày hôm ấy, như bao ngày khác sau khi giờ học trên trường kết thúc, em cùng các bạn đạp xe ra về, con đường làng vẫn thế, vẫn tĩnh lặng và dài hun hút, cảnh vật cũng không có gì thay đổi, em và những người bạn vẫn vừa đi vừa nói chuyện với nhau đầy vui vẻ. Nhưng thu hút vào tầm mắt của chúng em đó chính là những dòng nước mát lành, chảy trắng xóa cả một con rạch ven các bờ ruộng. Hình ảnh tươi mát ấy đã thổi bay cái nóng nực của ngày hè, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên vầng trán của chúng em dường như cũng thôi không chảy nữa khi nhìn thấy dòng nước ấy.

Mgid

Chúng em như bị dòng nước thu hút sự tò mò khám phá, chúng em không ai bảo ai mà rủ nhau ở lại nghịch nước, cũng chính quyết định liều lĩnh, táo bạo ấy mà em nhận lấy sự giận dữ không ngờ tới của bố mẹ. Vì rạch nước rất nông, bên dưới lại có cỏ nên chúng em sắn quần nhảy xuống dòng nước tha hồ đùa nghịch. Chúng em té nước vào nhau làm đứa nào đứa ấy ướt như chuột lột, vì nghịch nước vui vẻ quá nên chúng em đã vô tình quên mất là mình phải về nhà. Kết quả là chúng em quên đường về, bố em và mấy bác nữa đã hớt hải chạy đi tìm chúng em. Khi thấy chúng em đùa nghịch dưới dòng nước, bố của các bạn thì mắng, có bạn còn bị bố đánh vào mông. Riêng bố em thì không nói gì chỉ im lặng dắt em về.Nhưng chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của bố thôi thì em biết là bố đang rất giận dữ.

Về đến nhà, em đã bị bố phạt đứng úp mặt vào tường, trước đó em còn bị đánh hai roi vào mông. Em biết bố phạt em là đúng, vì em đã không nghe lời bố, chơi quên mất đường về, lại còn làm quần áo bị ướt, nhưng khi bị đánh và phạt úp mặt vào tường thì em rất tủi thân. Khi đang chịu phạt thì có một bàn tay ấm áp chạm nhẹ vào lưng em, em quay lại nhìn thì ra đó là bà em. Nhìn khuôn mặt hiền từ, phúc hậu của bà không hiểu sao em lại òa khóc nức nở, mà trước đó dù bị bố đánh đòn nhưng em không hề khóc một tiếng. Bà đã ôm em vào lòng mà an ủi : “Cháu ngoan của bà đừng khóc. Bà thương”.

Nghe vậy tôi càng khóc to, như thể việc mình chịu phạt là ấm ức lắm vậy. Sau khi tôi đã bình tĩnh thì bà hỏi tôi bị bố đánh có đau không, bà giải thích cặn kẽ cho tôi, việc làm hôm nay của tôi là sai, lần sau không được như thế nữa vì như vậy bố mẹ và bà rất lo lắng. Bà cũng giải thích cho tôi hiểu việc bố đánh đòn tôi không phải ghét bỏ gì em mà do bố quá lo lắng và cũng mong muốn lần này em sẽ có bài học để lần sau không tái phạm như vậy nữa. Nghe giọng nói dịu dàng, trầm ấm của bà tôi đã hiểu ra tất cả, hiểu là mọi người lo lắng cho tôi, và việc làm của mình là sai. Hôm ấy bà đã ở cùng tôi, đợi đến khi hết thời gian chịu phạt thì bà lại dẫn tôi vào nhà ăn cơm, vì có bà ở đó nên tôi không có cảm giác mình bị phạt mà cảm giác rất ấm áp, vui vẻ.

Bà tôi tuy rất yêu quý các cháu nhưng bà cũng không hề nuông chiều chúng tôi quá, như lần tôi bị bố phạt, bà không dùng địa vị, tình thương của bà để bảo bố miễn phạt cho tôi,vì như thế tôi sẽ không nhận ra lỗi của mình và lần sau sẽ lại tái phạm. Bà lặng lẽ giải thích cho tôi hiểu, bà ân cần quan tâm đến tôi, không ồn ào nhưng lại vô cùng ấm áp, an tâm. Tôi vô cùng hạnh phúc khi có bà ở bên cạnh và tôi mong muốn bà luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên gia đình tôi.

18 tháng 6 2018

Có rất nhiều kỉ niệm khi nhớ về sẽ khiến mỗi chúng ta không thể kìm được cảm xúc. Đối với em, ngày tựu trường khi bước vào lớp 1 là ngày để lại trong em nhiều cảm xúc và kỉ niệm nhất. Đây là ngày đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của em. Em sẽ bắt đầu lớn, bắt đầu được học hành thực sự.

Đó là một buổi sáng mùa thu tháng Chín, khi thời tiết dịu nhẹ, ánh nằng vàng ươm cả con đường mà mẹ chở em tới trường. Em đèo em trên chiếc xe đạp do ông nội làm quà cưới cho ba mẹ. Em bồi hồi, lo lắng nghĩ về giây phút bước vào ngôi trường cấp 1 mà chúng em vẫn hay chơi trò trốn tim mỗi buổi trưa. Nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, cảm xúc trong em cũng đặc biệt như thế .

Em sắp bước vào lớp 1 rồi, cảm xúc hỗn loạn nhiều cung bậc khác nhau. Cánh cổng trường được mở ra rất rộng để đón các bạn học sinh đi khai giảng. Ai cũng ăn mặc thật chỉnh tề với áo trắng và quần đen nhìn rất đẹp mắt. Có lẽ nhìn từ trên cao khung cảnh của trường em lúc đó thật tuyệt vời.

Em rụt rè không buông tay mẹ ra để bước vào cánh cổng trường đó, mẹ mỉm cười hiền hậu và bảo “cố lên con trai, con sẽ trở thành học sinh chăm ngoan mà”. Thế là em bước vào trường, tìm đến lớp học của mình, ngơ ngác nhìn các bạn. Hình như các bạn cũng có chung tâm trạng với em, đều thấy xa lạ và hụt hẫng giữa một biển người rộng lớn.

Cô giáo hiệu trưởng nói rất to trên loa và yêu cầu học sinh đứng vào hàng để bắt đầu bước vào buổi lễ trọng đại: khai giảng năm học mới, đón học sinh lớp 1. Giọng cô dịu nhẹ, ngọt ngào như nắng mùa thu khiến cho em cũng cảm thấy bớt lo, bớt sợ.

Em ngồi im một chỗ, chỉ dám nhìn các anh chị đang tươi cười với nhau. Bỗng có một bạn nam ở đằng sau níu lấy vạt áo của em và bảo “Cậu nhà ở đâu thế’. Em ngoái lại, gương mặt bạn ấy nhìn còn non hơn em, nhút nhát hơn em nữa. Thế là chúng em bắt đầu trò chuyện với nhau. Lúc đó em nhận ra mình không còn cô đơn và xa lạ giữa sân trường rộng lớn như thế này nữa, vì đã có một người bạn mới, người bạn đầu tiên ở ngôi trường này.

Đó có lẽ là kỉ niệm đáng nhớ nhất, về một người bạn đầu tiên tại ngôi trường này. Hiện nay chúng em là bạn thân, chia sẻ cho nhau mọi điều từ học tập đến các hoạt động khác. Em và Hùng đã hứa sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, cùng thực hiện ước mơ của mình.

18 tháng 6 2018

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 6 của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.

Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôi chút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3. Mẹ nói với em rằng: "Con ơi, đừng lo sợ j cả. Bước qua cánh cổng này, một thế giới mới hoàn toàn thuộc về con rồi đó. Nơi đấy, con sẽ gặp đc nhìu bạn mới, thầy cô mới. Con sẽ học đc rất nhiều kiến thức hay, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy cho mẹ thấy con đã lớn và có thể bước đi bằng đôi chân của chính mình nào bé yêu. Mẹ tin con sẽ làm đc tất cả". Nghe xong, em vội quẹt đi nc mắt, nở một nụ cười thật tươi với mẹ. Mẹ hài lòng nắm tay em đi tới cổng trường. Sau đó, mẹ hôn em một cái rồi buông lỏng tay của mình. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

11 tháng 8 2018

Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông  nước trong lành ngọt mát. Dù sau này trưởng thành, bước chân em đi tới mọi miền đất nước, trong tim em vẫn mãi vang vọng hai tiếng thiêng liêng: Quê hương!

11 tháng 8 2018

Đào Trần Tuấn Anh yêu cầu ko chép mạng

8 tháng 11 2016
Mẹ là người cho tôi tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho tôi những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà tôi hợp nhất với bà chính vì thế mà tôi có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho tôi một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương. Bà luôn cho tôi những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ tôi không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi tôi còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho tôi đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ tôi bận làm cho nên không quan tâm đến những vẫn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho tôi, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. Còn mẹ tôi bận làm lo cho gia đình quá, bố tôi thì đi làm nước ngoài mấy năm liền mới về. Vì thế tất cả những công việc của gia đình đều đổ hết lên vai mẹ tôi. Chính vì thế mà bà làm thay hết những công việc của mẹ tôi lo cho chúng tôi từ cái ghim kẹp tóc trở đi. Ngày ấy bà vẫn còn khỏe bà vẫn còn đi chợ bán hàng giao được. Có bao nhiêu bà ăn dè hà tiện để cho chúng tôi hết. Gia đình tôi không đến nỗi quá nghèo nhưng thật sự để mà ăn sung sướng thì vẫn chưa có. Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho tôi, mái tóc bà cắt cho tôi nốt. Bà tôi như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng tôi từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy. Chính vì thế mà bà phải cắt tóc ngắn cho chấy đỡ đẻ nhiều. Nhớ những buổi trưa ngồi trên bậu cửa bà bới tóc bắt từng con chấy cho vào răng cắn đến cậc một cái. Tuổi thơ tôi dữ dôi là thế. Quê hương tôi có nghề đan bị những ngày không có chợ bà lại ngôi đan còn tôi thì học bất những cái tua bị lại cho bị chặt hơn. Có những cái ăn ngọn bà đều dành cho chị em tôi ăn hết.Bà luôn tìm ra những trò chơi khiến cho chúng tôi cười rách cả mép. Bà tôi không được đi học nhưng học mót lại của người anh cái chữ mà bà viết lại đẹp mà còn có thể làm thơ nữa. Nói cái gì, mắng cái gì thì bà cũng có cả một rổ ca dao tục ngữ để răn dạy chúng tôi. Mấy bà cháu sau những bữa tối thường nằm quây quần bên nhau nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bà lại chêu chúng tôi “Cấm cười cấm nói cấm gọi cấm thưa, cấm cửa nhà vua, ba phèo chín đấm”. Khi ấy đứa nào mà nhúc nhích là bà sẽ cù kì cho cười sặc mới thôi. Thằng em trai tôi sợ khủng long bà cứ dọa nó mỗi khi nó hư. Có lần gần sáng nhưng tôi vẫn xuống bô của bà ngay cuối giường để tiểu. Ấy thế mà lúc ấy bà chêu thằng em rằng khủng long kìa. Tôi vội chạy lên làm đứt cả màn của bà. Không những thế bà còn là một người khá nghiêm khắc nữa. Những lúc có khách mà chúng tôi đùa nhau nhộn quá bà thường phạt góc chúng tôi. Ngồi im mỗi đứa một góc không được nói hay nhúc nhích gì. Bà yêu thương chúng tôi như thế nhưng cũng rất nghiêm để dạy cho những tôi điều hay lẽ phải. Thế rồi có những lúc tôi bỏ bữa bà lại không cho ăn ít ăn nhiều cũng phải ăn một bát rồi đứng lên. Cũng chỉ vì bà lo cho tôi đói mà thôi. Có những khi nhất quyết không ăn mà bị bà đánh cho mấy cái vào mông. Đánh xong mà lại an ủi. Bà có thương thì bà mới đánh chứ không bà mặc kể mày. Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên những kỉ niệm ấy. Hiện giờ bà tôi bị mắc bệnh tai biến mạch máu não vì thế cho nên bà bị liệt cánh tay phải tôi thấy thương bà lắm. Công việc của tôi là chăm sóc bà, tắm cho bà và cho bà ăn. Tôi thấy thương bà rất nhiều, tôi luôn mong muốn nếu gia đình tôi phát hiện sớm căn bệnh của bà thì có lẽ bà đã không bị nặng như thế này. Từ đây tôi sẽ chăm sóc bà chu đáo để như trả ơn những gì bà đã làm cho tôi.

2)Viết 1 đoạn văn ngắn  về chủ đề tình cảm của con đối vs ba mẹ 

                                                                                 Mẹ - mặt trời của con

“Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”

Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành


 

12 tháng 8 2018

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong  lòng tôi.

Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.

13 tháng 8 2018

                                         BÀI VĂN THAM KHẢO

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

mk vẫn chép mạng nên mong bn thông cảm!!!

tham khảo bài trên nhé!!!

7 tháng 10 2019

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

phunuvietnamngayxua

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

   Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

#Châu's ngốc

7 tháng 10 2019

hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà