K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Tìm hiểu thêm và rút ra kết luận về quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết

Lời giải chi tiết:

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. 

1 tháng 12 2021

undefined

1 tháng 12 2021

hay thế bạn☘

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Dàn ý tham khảo: 

- Mở bài: Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

- Thân bài

+ Biểu hiện của thói quen không làm bài tập ở nhà:  không đọc lại bài đã học, lười làm bài tập, làm đối phó, chép bài bạn,....

+ Lí do nên từ bỏ thói quen không làm bài tập:  Là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh,   Không thể bổ sung kiến thức bài học dẫn đến tình hình học tập sa sút, Hình thành thói quen ỷ lại vào bạn bè, ảnh hưởng đến bạn bè trong lớp, Thầy cô lo lắng, bố mẹ buồn phiền,.....

+ Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Thiết lập thời gian biểu cho thời gian làm bài tập về nhà hợp lí,  chủ động, tự giác hoàn thiện bài tập, Tìm bạn đồng hành giúp đỡ

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục từ bỏ thói quan không làm bài tập

- Kết bài: nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Bài viết tham khảo:

Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời. 

Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.  

Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất. 

Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Nếu có thể từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả học tập mong muốn và theo đuổi được ước mơ của mình.  Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống. 

10 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Bài 1:

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

   Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

    "Rồi hóng mát thuở ngày trường

    Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

    Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

   Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả – ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

   Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

    "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

    Dân giàu đủ khắp đòi phương"

   Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

   Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề – Thực – Luận – Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

    "Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"

   Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

   Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Bài 2: (Phân tích bao giờ cũng sẽ dài hơn 1 xíu em ạ)

 

Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ chốn quan trường thì ít. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc quân thần trung quân ái quốc và một nhà nho đại tài đã trở về quê ở ẩn. Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác Bài thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy, “dại” hay “khôn” chỉ có thể đọc thơ của ông mới hiểu hết được quan điểm ấy.

Cái tên của bài thơ thật độc đáo và đặc biệt. Nhan đề ấy chỉ có một từ nhưng đã nói lên tất cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Một tiếng nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của con người trong cuộc sống thực tại. Theo thông thường thì nhàn thì sẽ chỉ có ngồi mát ăn bát vàng thôi vậy thì nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nói đến là gì?. Nhan đề độc đáo như có tác dụng hấp dẫn người đọc hơn khi vào những tâm tư chia sẻ của nhà thơ ấy.

Trước hết là hai câu thơ đầu với những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng ruộng Nguyễn Bỉnh Khiêm giới thiệu cuộc sống mà ông coi là nhàn hạ cho mọi người biết:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Hình ảnh những vật dụng quen thuộc của công việc làm đồng cho thấy được những không gian êm ả yên tĩnh của làng quê. Có thể mỗi nhà nho nghỉ quan về ở ẩn đều tìm đến chốn làng quê để cho tâm hồn mình thanh tịnh chứ không ở trên kinh thành. Làng quê ấy không chỉ có những cảnh vật quen thuộc như cây đa bến nước mái đình mà ở đây làng quê hiện lên trên những vật dụng công cụ của đồng áng. Nào mai, nào cuốc những thứ ấy đều là công việc mệt nhọc của nhà nông. Cái công việc mà làm quần quật cả ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, một nắng hai sương. Ấy thế mà ở đây tác giả lại nơi đây là việc nhàn tại sao vậy. có thể nói so với Nguyễn Bỉnh khiêm thì đó là một công việc tuy mệt mỏi chân tay nhưng lại không mệt trí óc hay tâm hồn. Chí ít ra thì ở đây ông có thể “thẩn thơ” với thú vui câu ca cảnh vật làng quê, tận hưởng sự bình yên không khí nơi đây.

Tiếp đến hai câu thơ sau thì chúng ta thấy được những quan niệm của nhà thơ về sự “khôn” “dại” trong việc làm quan hay nghỉ hưu về quê làm một anh nông dân quèn để giữ cho mình một khí tiết trong sạch:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

Chắc hẳn trước sự lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều người có thể nói ông là dại chính vì thế mà ông đã nói lên chính những tâm sự của mình để bày tỏ quan điểm sống. Tác giả nói ta dại cho nên ta về nơi thôn quê vắng vẻ hẻo lánh để ở còn người khôn người đến những chốn lao xao như quan trường. có thể thấy rằng ở đây tác giả đã thể hiện cách nói đối lập để làm rõ quan điểm của mình. Đồng thời cũng qua đó ta thấy được lẽ sống của những bậc nho gia thời xưa. Người nhà nho không gì quý hơn là thanh danh và sự trong sạch của mình chính vì thế mà ai cũng hết sức lắng đục tìm trong để bảo vệ cho khí tiết của mình. Nơi vắng vẻ ở đây chính là chốn làng quê, chốn lao xao chính là nơi quan trường nhiều hiểm độc.

Tưởng chừng những nơi vắng vẻ kia nguy hiểm nhưng chính chôn lao xao kia mới là đáng sợ. bởi vì sao? Vì trong cái chốn thâm cung nhiều người âm mưu nghiệp lớn hãm hại lẫn nhau, đấu đá dành phần hơn và có thể bất chấp mọi thủ đoạn để tiến lên. Chính vì thế mà nhà thơ chán ghét và đặc biệt nói cách ở trên thì nhà thơ như muôn người đọc tự hiểu được như thế nào mới là dại mới là khôn thật sự.

Cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ tiếp theo. Đó bức tranh của xuân hạ thu đông, bốn mùa của đất trời và khi ấy con người nhàn hạ kia đã có những thực phẩm thể hiện sự nhàn của mình:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Mùa thu tác giả ăn măng trúc trong rừng, mùa đông thì ăn giá đỗ, mùa xuân tắm hồ sen, mùa hạ tắm ao. Cảnh sinh hoạt của nhà thơ nơi thôn dã thật sự rất bình thường thế nhưng qua đó ta thấy được một tâm hồn đồng điệu với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, ăn, uống, tăm những gì của thiên nhiên. Có thể nói nhà thơ như đang hòa mình vào đất trời. Mùa đông ăn giá là giá đỗ hay cũng chính là cái giá lạnh của gió mùa đông bắc. thế nhưng cuộc sống như thế nhà thơ không cần phải lo nghĩ gì và theo quan điểm của nhà thơ thì đó chính là “nhàn”.

Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hoà hợp với thiên nhiên mà còn phải có cả rượu:

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

Đến rượu cũng thật sự là thiên nhiên qua hình ảnh rượu đến gốc cây. Cái “nhắp” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tây cầm ly rượu mà đưa lên môi nhắp lấy một cái ngâm trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Thế rồi mắt đưa ra khung cảnh bầu trời mà mơ màng ngắm vịnh. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đó chính là cuộc sống thanh đạm của nhà thơ song đối với ông thì đó chính là phú quý như một giấc chiêm bao vậy.

Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.

Dạ E Cảm ơn C nhiều ạ. 😊

5 tháng 3 2023

- Lí lẽ: Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

- Bằng chứng: Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi

30 tháng 3 2020

len google ban oi may cai ve van hoc ma viet van thi google la hop ly tai viet may cai nay dai dong lam :))

30 tháng 3 2020

mình tìm không thấy :(

bạn có link kh gửi mình với