Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Nơi ở: Phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền bay, máy tròn hình mui thuyền được làm bằng tre, nứa, gỗ.Thức ăn: Cơm tẻ, cơm nếp, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.Mặc: Nam đóng khố, mình trần đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.Phong tục: Nhuộm răng ăn trầu, Làm bánh chưng, bánh giầy, Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên…Lễ hội: Trai gái ăn mặc đẹp, tổ chức ca hát, nhảy múa, đua thuyền, giã gạo…Tín ngưỡng: Thờ cúng: núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng.TK:
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Tham khảo ạ:
- Nơi ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền hay mái tròn hình mui, vật liệu là tre, nứa, lá, có cầu thang tre để lên xuống.
- Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
- Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, và dùng gừng làm gia vị. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát, muôi.
- Về mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức. Tóc cắt ngắn, bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam bỏ sau lưng. Ngày lễ họ đeo đồng hồ trang sức như vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai, phụ nữ mặc áo váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
3. Đời sống tinh thần:
- Xã hội thời Văn Lang đã có sự phân chia thành nhiều tầng lớp (người quyền quý, dân tự do, nô tì) nhưng sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
- Người Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi, đua thuyền, giã gạo. Trong lễ hội, trai gái ăn mặc đẹp nhảy múa ca hát cùng với tiếng trống, cồng, chiêng, khèn... Người ta cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Trong tín ngưỡng, họ biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng... Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, kèm theo theo hiện vật (công cụ và đồ trang sức).
- Người Văn Lang có khiếu thẩm mỹ khá cao.
- Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình...
=> Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang đã hòa quyện với nhau và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
Nhận xét:
Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú. Đó chính là cơ sở, nguồn gốc hình thành nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
TK:
Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau.Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy, sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.
Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn, tiếng chiêng náo nức, rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mĩ khá cao.
Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc
- Nơi ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền hay mái tròn hình mui, vật liệu là tre, nứa, lá, có cầu thang tre để lên xuống.
- Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
- Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, và dùng gừng làm gia vị. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát, muôi.
- Về mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức. Tóc cắt ngắn, bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam bỏ sau lưng. Ngày lễ họ đeo đồng hồ trang sức như vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai, phụ nữ mặc áo váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Hình ảnh mô phỏng đời sống của cư dân Văn Lang
- Xã hội thời Văn Lang đã có sự phân chia thành nhiều tầng lớp (người quyền quý, dân tự do, nô tì) nhưng sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
- Người Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi, đua thuyền, giã gạo. Trong lễ hội, trai gái ăn mặc đẹp nhảy múa ca hát cùng với tiếng trống, cồng, chiêng, khèn... Người ta cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Trong tín ngưỡng, họ biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng... Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, kèm theo theo hiện vật (công cụ và đồ trang sức).
- Người Văn Lang có khiếu thẩm mỹ khá cao.
- Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình...
=> Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang đã hòa quyện với nhau và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
Đời sống tinh thần và đời sống vật chất của bầy người nguyên thủy và Công xã nguyên thủy có những khác biệt đáng chú ý. Bầy người nguyên thủy tập trung vào tôn giáo, tín ngưỡng và các quan niệm siêu hình, trong khi Công xã nguyên thủy không có sự tôn giáo và tập trung vào các giá trị xã hội. Về đời sống vật chất, bầy người nguyên thủy sống một cuộc sống đơn giản và tự cung tự cấp, trong khi Công xã nguyên thủy tập trung vào sự chia sẻ và công bằng xã hội.
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:
– Đời sống vật chất: được nâng cao. Ngoài đồ ăn thịt, cá, rau, gạo, cư dân còn ăn hoa quả. Biết làm muối, mắm, dùng gia vị và mặc nhiều loại vải. Đồ dùng sinh hoạt phong phú, đầy đủ hơn.
– Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.
Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long :
- Đời sống vật chất :
+ Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên
liệu làm công cụ và làm đồ gốm.
+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều bằng cỏ, cây để ờ. làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.
— Về xã hội :
+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.
+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.
Hướng dẫn:
- Đời sống vật chất:
+ Từ văn hóa Hòa Bình, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện.
+ Người tinh khôn biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
+ Họ sống quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc với địa bàn cư trú ổn định và mở rộng hơn.
- Đời sống tinh thần: họ làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá, làm đồ gốm...
Gợi ý trả lời:
- Nông nghiệp:
+ Săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.
+ Công cụ lao động được cải tiến đã đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
- Thủ công nghiệp:
+ Một số ngành nghề thủ công truyền thống: Nghề gốm, nghề chế tác đá, đúc đồng, nghề se sợi – dệt vải, nghề đan lưới, nghề mộc, nghề chế tác đồ xương, sừng,…
+ Một số nghề thủ công đạt trình độ kĩ thuật cao: Nghề gốm, nghề chế tác đá, nghề luyện kim.
-Thương nghiệp: Biết trao đổi, buôn bán hàng hoá với nhiều vùng đất khác.
=> Đời sống cư dân của cư dân Đồng Nai thời tiền sử, sơ sử được cải thiện, nâng cao
So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:
– Không sống theo bầy đàn mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
– Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.
– Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.
Một số truyền thuyết, sự tích… gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
+ Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
+ Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”
+ Truyền thuyết “Thánh Gióng”
-Truyền thuyết ''Con rồng cháu tiên''
-Truyền thuyết ''bánh chưng,bánh dày''
-Truyền thuyết ''Sơn Tinh-Thủy Tinh''
-Truyền thuyết ''Mai An Tiêm''
-Truyền thuyết ''Thánh Gióng''
Này bên ngữ văn mới đúng chứ nhỉ