Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Em tham khảo:
Đề 1:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẹ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Đề 2:
Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
Tham khảo:
Thánh gióng là hình tượng vĩ đại trong truyền thuyết nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thật vậy, thánh gióng đã được lý tưởng hóa nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Đầu tiên, gióng là hình ảnh đại diện cho nhân dân, sức mạnh của gióng là sức mạnh của toàn dân. Nói sức mạnh của thánh gióng là sức mạnh của cả một cộng đồng nhân dân vì gióng được sinh ra từ một người mẹ bình thường, được nuôi lớn bằng tinh yêu thần, tinh thần chống giặc của làng, của nước. Hơn nữa, gióng vì nhân dân mà chiến đấu chống giặc ngoại xâm, gióng là hình tượng mang sức mạnh của cả 1 tập thể mà chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, gióng được xây dựng gắn liền với những gì của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh lũy tre làng hay người tráng sỹ đánh giặc đều đậm chất dân tộc Việt Nam. Tóm lại, thánh gióng là nhân vật được lý tưởng hóa đại diện cho truyền thống yêu nước, đánh giặc của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Ai đã một lần đặt chân đến Hà Nội đều không thể không đến thăm Hồ Gươm. Hồ Gươm như một lẵng hoa xinh đẹp nằm giữa lòng thành phố. Sự tích cái tên Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với gần ngàn năm lịch sử của đất Thăng Long.
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Bố cục của truyện gồm hai phần: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc và sau khi đất nước sạch bóng quân thù, Long Vương đòi lại gươm.
Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được tổ tiên, thần linh giúp đỡ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải từ một thế giới xa lạ nào mà ở ngay chính trên quê hương họ. Lê Thận đi kéo lưới ở bến sông, ba lần kéo lên đều chi được một thanh sắt. Lần thứ ba, ông nhìn kĩ thì là một lưỡi gươm. Con số 3 theo quan niệm dân gian tượng trưng cho số nhiều, có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Lê Thận đem lưỡi gươm ấy về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. Nhân một hôm đến nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi nhìn thấy lười gươm rực lên hai chữ Thuận Thiên (thuận theo ý trời) bèn cầm lên xem nhưng chưa biết đó là gươm thần.
Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in.
Không phải tình cờ người xưa để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm từ dưới đáy sông và Lê Lợi bắt được chuôi gươm từ trong rừng thẳm. Hai chi tiết đó có dụng ý nhấn mạnh gươm thiêng là do linh khí của sông núi hun đúc mà thành. Lưỡi gươm dưới nước tượng trưng cho hình ảnh miền xuôi, chuôi gươm trên rừng tượng trưng cho hình ảnh miền núi. Hai hình ảnh ấy kết hợp lại, ý nói ở khắp nơi trên đất Việt, các dân tộc đều có khả năng đánh giặc, cứu nước. Từ đồng bằng sông nước tới vùng núi non hiểm trở, mọi người đều một lòng yêu nước và sẵn sàng đứng lên cứu nước, giết giặc ngoại xâm.
Tuy lưỡi gươm ở nơi này, chuôi gươm ở nơi khác nhưng khi đem lắp vào nhau thì vừa như in. Điều đó thể hiện nghĩa quân trên dưới một lòng và các dân tộc đồng tâm nhất trí cao độ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm.
Gươm thiêng phải được trao vào tay người hiền tài, có lòng yêu nước nhiệt thành, có ý chí cứu nước. Cho nên mới có chi tiết thú vị: Ba lần Thận kéo lưới lên đều chi được một thanh sắt (lưỡi gươm); trong đám người chạy giặc vào rừng sâu, chỉ một mình Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây cao, nơi có treo chuôi gươm báu. Và một hôm, khi chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Ánh sáng của thanh gươm và hai chữ Thuận Thiên khắc trên gươm như một lời khuyến khích, động viên của thần linh, của tổ tiên đối với Lê Lợi. Thuận Thiên là hợp ý trời. Hãy hành động cứu nước vì hành động đó hợp với lẽ trời. Mà đã hợp lẽ trời thì tất yếu sẽ hợp với lòng người và tin chắc sẽ thành công.
Đằng sau hình ảnh có vẻ hoang đường ấy chính là ý chí của muôn dân. Ý dân là ý trời. Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc.
Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong gốc nhà tối giống như cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục mọi người lên đường. Ánh sáng phát ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính nghĩa, của khát vọng tự do, độc lập muôn đời.
Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta.
Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại.
Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền độc lập, tự do của đất nước này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một lời răn dạy chí tình của ông cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, còn cai trị nhân dân thì nên dùng ân đức.
Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long, Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hốt được tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộc.
Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.
Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu hước.
Bài tham khảo 2
Hướng dẫn làm bài
– Những chi tiết lạ.
- Lưỡi gươm bị vứt xuống sông nhưng cả ba lần kéo lưới Lê Thận đều vớt thấy nó.
- Lưỡi gươm tự dung sáng rực trong góc tối để cho Lê Lợi chú ý.
- Trên gươm có hai chữ "Thuận thiên" nghĩa là thuận theo lẽ trời thì sự nghiệp sẽ thành công.
- Chuôi gươm sáng gây sự chú ý ở trên cây đa.
Kể từ khi có thanh gươm thì quân ta không còn thất bại nữa mà chiến thắng oanh liệt và cuối cùng đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
– Những chi tiết trên có ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân khắp nơi (đồng bằng, rừng núi...)
- Nhân dân luôn kiên trì, động viên khuyến khích những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa tiến hành kháng chiến thắng lợi (ba lần Lê Thận với gươm, gươm tự tỏa sáng, ngay cả khi bị đánh, phải chạy tháo thân thì "chuôi gươm" vẫn phát sáng để trấn an, để gieo niềm hi vọng cho Lê Lợi).
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh "Thuận thiên" cho nên nó rất chính nghĩa. Trong quan niệm người xưa khi hợp ý trời tức là hợp lòng người và chiến thắng là tất yếu. ("Trời thử lòng trao cho ta mệnh lớn, ta gắng chí khắc phục gian nan) (Nguyễn Trãi)
Thanh gươm và ánh sáng:
- Gươm tỏa sáng những lúc:
- Khi chủ tướng Lê Lợi vào túc lều tối của Lê Thận.
- Chuôi gươm phát sáng trên ngọn đa, khi Lê Lợi chạy giặc.
- Gươm sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
- Hình ảnh này gây cho ta cảm giác:
- Đây là báu vật quý (như viên ngọc ước, chiếc đèn thần...)
- Báu vật ấy chứa đựng "linh hồn" của thần thánh. Mỗi lúc gặp Lê Lợi thì nói mới báo ứng.
- Nó gây niềm tin cho người chủ tướng với chúng ta về tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Nó ngầm giải thích sức mạnh bình Ngô là sức mạnh của đại nghĩa thắng hung tàn. Ngoài sức mạnh cụ thể chúng ta còn có sự ủng hộ của thần linh, trời đất...
– Ý nghĩa của việc trao nhận gươm:
+ Rùa Vàng đòi lại thanh gươm bởi sứ mạng đánh giặc của vua đã hoàn thành. Đất nước đã thái bình, sự hiện diện của Rùa Vàng muốn nhắc Lê Lợi rằng bất cứ lúc nào thần linh cũng ủng hộ nhà vua thực hiện sự nghiệp đại nghĩa của mình. Lấy lại thanh gươm thực ra thần linh đã cho Lê Lợi nhận thức ra trách nhiệm mới của mình: Phải xây dựng nên thái bình muôn thuở, phải lấy Đức Tài mà lo cho dân cho nước chứ không thể lấy thanh gươm tắm máu giặc để đàn áp trị vì dân lành.
+ Lê Lợi nhận thanh gươm là trách nhiệm giải phóng đất nước, đem lại thái bình cho dân.
+ Việc trả lại thanh gươm là hành động yêu chuộng hòa bình muốn dùng năng lực của mình để đưa đất nước phồn vinh khi chiến tranh đã kết thúc.
Bài tham khảo 3
Có những tác phẩm nói về lịch sử khiến chúng ta yêu mến và hững thú nhưng góp phần để tạo ra những hứng thú ấy phải kể đến những sự tích, huyền thoại trong tác phẩm ấy. Có thể nói nó rất quan trọng và mang lại sự hấp dẫn cho những tác phẩm văn học mà nói về lịch sử của nhan dan ta thời bấy giờ.
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Bài này được chia bố cục thành hai phần đó là phần long vương cho Lê Lợi mượn gươm thần và đoạn hai là sau khi đất nước sạch bóng quân thù thì long vương đòi lại gươm thần ấy.
Thứ nhất là khi long vương cho mượn gươm thần. Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha. Chính vì thế mà nhân dân ta căm phẫn lòng chúng ta giận không nguôi nhưng thế lực chúng ta còn yếu. Thấy được điều đó long vương đã cho vua Lê Lợi mượn chiếc gươm thần để đánh bay kẻ thù. Đó là ba lần thả lưới mới thấy được thanh gươm ấy. Có thể nói rằng cách cho mượn của long vương thật khéo, không đưa trực tiếp mà diễn ra dưới tình huống kéo lưới. Trên thanh gươm có khắc hai chữ thuận thiện là ý trời. Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in. Hai hình ảnh đó một ở nước một ở rừng cho thấy linh khí của sông núi hun đúc thành. Thế rồi nhờ thanh gươm ấy mà vua Lê Lợi đã chiến thắng quét sạch những tên xâm lược khốn nạn.
Đến khi quét sạch bóng quân thù trong một lần đi tản mạn trên dòng sông ấy, đến giữa dòng thì thấy một con rùa vàng nổi lên nói là đòi lại thanh kiếm báu. Đó chính là thần kim quy ngày nay mà chúng ta vẫn hay gọi. Lê Lợi hoàn lại thanh kiếm và từ đó nơi đây có tên gọi là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.
Như vậy ta thấy chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.
THAM KHẢO THÔI ĐỪNG CHÉP NHA BẠN!
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Bố cục của truyện gồm hai phần: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc và sau khi đất nước sạch bóng quân thù, Long Vương đòi lại gươm.
Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được tổ tiên, thần linh giúp đỡ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Phát biểu cảm nghĩ về truyện sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải từ một thế giới xa lạ nào mà ở ngay chính trên quê hương họ. Lê Thận đi kéo lưới ở bến sông, ba lần kéo lên đều chi được một thanh sắt. Lần thứ ba, ông nhìn kĩ thì là một lưỡi gươm. Con số 3 theo quan niệm dân gian tượng trưng cho số nhiều, có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Lê Thận đem lưỡi gươm ấy về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. Nhân một hôm đến nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi nhìn thấy lười gươm rực lên hai chữ Thuận Thiên (thuận theo ý trời) bèn cầm lên xem nhưng chưa biết đó là gươm thần.
Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in.
Không phải tình cờ người xưa để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm từ dưới đáy sông và Lê Lợi bắt được chuôi gươm từ trong rừng thẳm. Hai chi tiết đó có dụng ý nhấn mạnh gươm thiêng là do linh khí của sông núi hun đúc mà thành. Lưỡi gươm dưới nước tượng trưng cho hình ảnh miền xuôi, chuôi gươm trên rừng tượng trưng cho hình ảnh miền núi. Hai hình ảnh ấy kết hợp lại, ý nói ở khắp nơi trên đất Việt, các dân tộc đều có khả năng đánh giặc, cứu nước. Từ đồng bằng sông nước tới vùng núi non hiểm trở, mọi người đều một lòng yêu nước và sẵn sàng đứng lên cứu nước, giết giặc ngoại xâm.
Tuy lưỡi gươm ở nơi này, chuôi gươm ở nơi khác nhưng khi đem lắp vào nhau thì vừa như in. Điều đó thể hiện nghĩa quân trên dưới một lòng và các dân tộc đồng tâm nhất trí cao độ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm.
Gươm thiêng phải được trao vào tay người hiền tài, có lòng yêu nước nhiệt thành, có ý chí cứu nước. Cho nên mới có chi tiết thú vị: ba lần Thận kéo lưới lên đều chi được một thanh sắt (lưỡi gươm); trong đám người chạy giặc vào rừng sâu, chỉ một mình Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây cao, nơi có treo chuôi gươm báu. Và một hôm, khi chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Ánh sáng của thanh gươm và hai chữ Thuận Thiên khắc trên gươm như một lời khuyến khích, động viên của thần linh, của tổ tiên đối với Lê Lợi. Thuận Thiên là hợp ý trời. Hãy hành động cứu nước vì hành động đó hợp với lẽ trời. Mà đã hợp lẽ trời thì tất yếu sẽ hợp với lòng người và tin chắc sẽ thành công.
Đằng sau hình ảnh có vẻ hoang đường ấy chính là ý chí của muôn dân. Ý dân là ý trời. Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc.
Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong gốc nhà tối giống như cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục mọi người lên đường. Ánh sáng phát ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính nghĩa, của khát vọng tự do, độc lập muôn đời.
Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta.
Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại.
Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền độc lập, tự do của đất nước này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một lời răn dạy chí tình của ông cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, còn cai trị nhân dân thì nên dùng ân đức.
Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long, Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hốt được tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộc.
Tham khảo:
Thánh gióng là hình tượng vĩ đại trong truyền thuyết nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thật vậy, thánh gióng đã được lý tưởng hóa nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Đầu tiên, gióng là hình ảnh đại diện cho nhân dân, sức mạnh của gióng là sức mạnh của toàn dân. Nói sức mạnh của thánh gióng là sức mạnh của cả một cộng đồng nhân dân vì gióng được sinh ra từ một người mẹ bình thường, được nuôi lớn bằng tinh yêu thần, tinh thần chống giặc của làng, của nước. Hơn nữa, gióng vì nhân dân mà chiến đấu chống giặc ngoại xâm, gióng là hình tượng mang sức mạnh của cả 1 tập thể mà chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, gióng được xây dựng gắn liền với những gì của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh lũy tre làng hay người tráng sỹ đánh giặc đều đậm chất dân tộc Việt Nam. Tóm lại, thánh gióng là nhân vật được lý tưởng hóa đại diện cho truyền thống yêu nước, đánh giặc của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.
Chú thích:
Thành ngữ là những phần được in đậm.
Tham khảo!
Sự tích Hồ Gươm
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.