Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Nguyên nhân bùng nổ:mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.
+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).
+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân
+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
- Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:
+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Tham khảo
- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.
- Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.
=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Tham khảo
- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.
- Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.
=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện thiên tài quân sự của vua Quang Trung, em đồng ý với ý kiến này vì: Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.
Đồng ý: "Quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789 thể hiên tào năng quân sự của vua Quang Trung." Vì quyết định này đc vua Quang Trung đưa ra trên cơ sở sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những điểm mạnh, ý đồ tấn công và những sai lầm của quân Thanh. Cụ thể là
Điểm mạnh: Quân Thanh có ưu thế về lực lượng với 29 vạn quân (nhiều hơn so với quân Tây Sơn)
Ý đồ: Sau khi chiếm đc kinh thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ nghỉ ngơi và ăn Tết, dự định sau Tết, ngày mùng 6 tháng Giếng sẽ tiếp tục tấn công
Sai lầm:
+ Chiếm được thành Thăng Long tương đối dễ dàng ( do trước đó, quân Tây Sơn chủ động rút lui để tránh thế giặc mạnh và củng cố lực lượng), nên quân Thanh nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch, đánh giá thấp về lực lượng đói phương.
+Khi đang ở thế tấn công và giành đc những chiến thắng ban đầu, bộ chị huy q.Thanh bất ngờ chuyển sang hình thái phòng ngự tạm thời ( thể hiện thông qua việc: cho quân sĩ dừng lại hơn 1 tháng tại Thăng Long để nghỉ ngơi, ăn Tết) khiến quân Thanh tự mất đi thế chủ động ban đầu, không phát huy được tác dụng của ưu thế lực lượng
⇒ Phát hiện và chớp được thời cơ chiến lược có 1 0 2 đó, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tập kích chớp nhoáng, tung toàn bộ lực lượng ra đánh tan quân địch vào khoảng thời gian từ đêm 30 đến sáng mùng 5 Tết KỶ Dậu→ đúng lúc quân Thanh chủ quan nhất
Tham khảo!
- Đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
- Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung:
+ Ghi nhận và tri ân những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
+ Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc.
Tham khảo
- Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền:
+ Trước thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là khu vực hoang sơ không có người quản lí.
+ Từ thế kỉ XVII, chính quyền chúa Nguyễn xứ Đàng Trong đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, như thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm, khai thác sản vật,...
- Ý nghĩa: những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Tham khảo:
Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII: Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông quá đội Hoàn Sa và đội Bắc Hải. Đây là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế, vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII-XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tham khảo
♦ Quá trình thực thi chủ quyền
- Đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các vua nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách như: thiết lập đơn vị hành chính, tiến hành đo đạc, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền,...
- Hằng năm, nhà Nguyễn huy động các cơ quan, chức quan trong triều phối hợp với các địa phương ven biển và ngư dân Quảng Ngãi, Bình Định thực hiện những biện pháp thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Một số tự kiện tiêu biểu trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn là:
+ Năm 1803, cho tái lập hải đội Hoàng Sa có nhiệm vụ: đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ,… tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Năm 1816, cắm cờ xác định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1833, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa;
+ Năm 1836, quy định hằng năm cử người ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền;
+ Năm 1869, cử người ra quần đảo Trường Sa hỗ trợ hơn 500 người nước ngoài bị mắc cạn.
♦ Ý nghĩa: Những biện pháp thực thi chủ quyền và việc thể hiện hai địa danh Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa trên bản đồ hành chính thời vua Minh Mạng là những bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Ngày 25 – 1 – 1789 (đêm 30 Tết): Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc.
- Ngày 28 – 1 – 1789 (đêm mồng 3 Tết): Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
- Ngày 30 – 1 – 1789 (mồng 5 Tết)
+ Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn
Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội).
+ Cùng lúc đó, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa.
+ Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
+ Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.
- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong quá trình đánh bại quân Xiêm (1785):
+ Lợi dụng địa hình hiểm trở để xây dựng trận địa quyết chiến với quân địch.
+ Sử dụng kế nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
+ Kết hợp tác chiến giữa lực lượng thủy binh và bộ binh để chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.
+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.
- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Thanh (1789):
+ Tạm thời lui binh để tránh thế mạnh của giặc và bảo toàn lực lượng; chớp thời cơ quân địch gặp khó khăn để tổng phản công.
+ Tận dụng địa hình hiểm trở để xây dựng phòng tuyến thủy - bộ ở Biện Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình), tạo thành phòng tuyến liên hoàn vừa chặn bước tiến của giặc vừa làm bàn đạp tiến công.
+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.
+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.
#Tham_khảo
Tham khảo
Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, nhân dân Việt Nam cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, dưới sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa vua của nước Việt để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.
+ Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập, chủ quyền. Do đó, nêu cao được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
tham khảo
- Trước lực lượng kẻ thù ngoại xâm mạnh, muốn chống lại phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, phải có người chính danh vị kêu gọi cả nước đánh giặc.
- Được quần chúng nhân dân ủng hộ, tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để chứng tỏ nước Nam đã thống nhất, có người đứng đầu.