Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1
- Biện pháp tu từ : Từ ngữ giàu sức gợi, điệp từ, câu hỏi tu từ, thành ngữ dân gian, điển cố, đặc biệt là phép đối xứng…
- Tác dụng : Nhấn mạnh, khắc hoạ, tô đậm nội dung cần miêu tả, tạo điều kiện nhìn nỗi niềm thương xót thân phận của nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau, làm nổi bật cảm giác đau đớn nhục nhã của nhân vật, qua đó bộc lộ thái độ xót thương, nâng niu, trân trọng của nhà thơ đối với cảnh ngộ và phẩm chất nhân vật Thuý Kiều.
Câu 2: Cảm giác cô đơn, cô độc tuyệt đối của Thuý Kiều sau mỗi cuộc say ở lầu xanh. Hồi tưởng quá khứ êm đẹp, cảm nhận hết nỗi đau đớn, nhục nhã trong hiện tại.Tự đối lập mình với những cuộc vui ở lầu xanh, tách riêng ra khỏi môi trường nhuốc nhơ nàng đang phải nếm trải.
Câu 3: Đối với hai câu trên với nhịp thơ đầy nổi tủi nhục của Kiều thì những câu tiếp theo sau là những hồi ức dội về, hồi ức tươi sáng va đập thực tại tăm tối đọa đày:
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân”
Một cô gái khuê các, tài sắc vẹn toàn, hiền lành đoan trang hết mực. Một cô gái nho gia bây giờ trở thành một cành hoa tan tác. Sự biến chuyển nhanh chóng đế mức chính Kiều cũng phải bàng hoàng, sửng sốt. Phép đối lập như một biện pháp nghệ thuật chủ yếu toàn đoạn trích và nhất là trong hai câu này càng tăng thêm giá trị biểu cảm. Nó tạo nên sự so sánh đối lập giữa hai quãng đời, hai thời gian, hai tình cảm. Cặp từ đối lập chỉ thời điểm: “Khi sao / giờ sao” tạo nên cảm giác đột ngột của sự thay đổi trong một khoảng thời gian không mấy cách biệt. Chính vì điều này đã làm vết thương của Kiều nhức nhối, đau đớn như đào sâu thêm vào nỗi xót xa, tê tái của Kiều.
Quá khứ hiện về đối lập với thực tại một cách khốc liệt, Kiều hồi tưởng lại những tháng năm “êm đềm trướng rũ màn che” thì lập tức thực tại phủ phàng lại hiện lên rõ nét hơn gấp bội, từ “phong gấm” diễn tả một sự bình yên, êm đềm trong quá khứ đối lập gay gắt với từ “tan tác” trong câu thơ nói về hiện tại như cái thực trạng phũ phàng bao trùm vùi chôn quá khứ êm đẹp. Phép so sánh “như hoa giữa đường” càng làm nổi bật sự đối lập tuyệt đối giữa quá khứ và thực tại, giữa cá nhân và hoàn cảnh. Cụm từ “bướm chán ong chường” và “dày gió dạn sương” là nét sáng tạo về cách dùng từ của Nguyễn Du, nhấn mạnh có ý so sánh theo mức độ tăng tiến cho ta thấy sự vùi dập, chà đạp mà Kiều phải gánh chịu. Các câu hỏi tu từ ở đây đc ND sử dụng nhằm làm rõ hơn sự đau đớn, ê chề của Kiều trước thực tại phủ phàng, tàn nhẫn.
Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”
+ Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
+ Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
+ Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
- Bài ca 1: người phụ nữ - tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
- Bài ca 2: người phụ nữ - củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
+ Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
+ Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
"Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"
Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.
Em tham khảo:
Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn
Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự
Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch
b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:
+ Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích
+ Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt
- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:
+ Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước
+ Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước
- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.
Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm
- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh
- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh
- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành
Chọn đáp án: D