Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phương thức biểu đạt chính là phương thức nghị luận
Nội dung chính: Chỉ ra việc hút thuốc không những gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, và điều này đã được các công trình khoa học chứng minh.
Tk:
C1:
- Tác phẩm: Ôn dịch, thuốc lá
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
- Nhan đề:
+ Ôn dịch là từ dùng để chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan rộng. Đồng thời người ta cũng dùng từ này để chửi rủa (đồ ôn dịch).
+ Thuốc lá ở đây là chỉ căn bệnh nghiện thuốc lá.
⟹ Như vậy, ngay từ nhan đề ta đã thấy thuốc lá được ví với ôn dịch, cách ví von này vô cùng chính xác. Bởi nghiện thuốc lá là một căn bệnh nguy hiểm với tất cả mọi người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Hơn nữa sử dụng từ “ôn dịch” mang sắc thái biểu cảm, cũng như một lời cảnh báo nghiêm khắc với tất cả những ai đang nghiện thuốc lá, nếu tiếp tục sử dụng cuộc sống của họ sẽ bị hủy diệt.
C2:
- Tác dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
C3:
- Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:
+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá
+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.
+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống
+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu"
+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.
=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.
- Đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" để phủ định, bác bỏ
+ Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá
+ Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
+ Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.
+ Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.
=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế