K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là Văn học phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!

31 tháng 7 2023

Văn học là một hình tượng vì nó sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... trong tâm trí người đọc. Những hình ảnh này có thể là cụ thể, có thể là trừu tượng, nhưng chúng đều có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.

Văn học là ý thức vì nó phản ánh những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người về cuộc sống. Những quan niệm, tư tưởng này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hình tượng trong tác phẩm văn học.

Văn học là thẩm mỹ vì nó mang lại cho người đọc những trải nghiệm đẹp đẽ về cuộc sống. Những trải nghiệm này có thể là về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, sự cô đơn,... nhưng chúng đều có tác dụng làm cho tâm hồn người đọc trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì nó sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo để tạo ra những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Ngôn ngữ trong văn học không chỉ được sử dụng để truyền tải thông tin, mà còn được sử dụng để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.

Trước hết thì mình sẽ giải quyết lần lượt từng vế một: 

- Văn học là hình thái ý thức thẩm mĩ: 

+ Ý thức thẩm mĩ ở đây có thể hiều là "cái đẹp" phản ánh và bị quy định bởi thực tại khách quan và tồn tại xã hội đồng thời nó là sự phản ánh đặc thù của thế giới hiện thực. 

+ Trong văn chương, ý thức thẩm mĩ được truyền tải bằng hệ thống ngôn từ, hình tượng, hình ảnh nghệ thuật. 

- Văn học là nghệ thuật ngôn từ: ngôn từ chính là chất liệu của văn học. Thông qua hệ thống ngôn từ mà người đọc được hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng mà nhà văn/ nhà thơ muốn truyền tải 

=> Nghệ thuật ngôn từ là một phần của ý thức thẩm mĩ và qua đó truyền tải đến độc giả hình thái ý thức thẩm mĩ. 

- Bàn luận: 

+ Để đánh giá một tác phẩm hay không chỉ ở phần nội dung mà còn nằm ở hình thức. Bao đời này thứ làm người ta ấn tượng đầu tiên vẫn là tính thẩm mĩ và sự trau truốt ngôn từ cùng các hình thức nghệ thuật khác. Để tôn lên giá trị của tác phẩm không thể thiếu sự đầu tư công phu về ngôn từ. 

+ Hình thái ý thức thẩm mĩ chính là thứ người đọc sẽ cảm nhận được qua mỗi trang sách. Nhờ ngôn từ giàu đẹp và nội dung phong phú mà ý thức thẩm mĩ cũng dần hình thành trong trí nhờ người đọc. Qua đó những nét đẹp từ ngàn đời được truyền lại từ đời này qua đời khác, giữ gìn những truyền thống đáng quý, đáng trân trọng

Bạn có thể bổ sung thêm nữa nhé

6 tháng 8 2023

Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực ngôn từ Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là ngôn từ gợi những cái đẹp và cảm xúc phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!

14 tháng 4 2017

- Giá trị nội dung:

+ Đề cao đạo lý nhân nghĩa( Lục Vân Tiên) và nội dung yêu nước ( Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật

+ Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ vào thơ văn

+ Hình tượng hoàn chỉnh về người nông dân nghĩa sĩ ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người nông dân mang vẻ đẹp bi tráng)

11 tháng 12 2021

chị thì không vì chỉ tùy thôi nó chỉ ít khi chỉ ko phải lừa dối tất cả nhé !

HT

11 tháng 12 2021

tùy vào mỗi người cảm nhận vào đoạn thơ này thôi nhé 

11 tháng 3 2017

Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn

Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)

   + Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...

   + Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc...

Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm

22 tháng 8 2017

Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ

- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào

- Ngôn từ: hóm hỉnh, hài hước, có duyên và lôi cuốn

- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng khoáng

Tác giả miêu tả Trời và Chư tiên không có chút đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc ngộ nghĩnh, bình dân ( lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn...)