Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sai vì anh em Quang Trung đã lật đổ các chính quyền thối nát; Lê,Trịnh,Nguyễn. Và chính Quang Trung đã đánh tan giặc Xiêm và quân Thanh. Tích cho tôi nhé
- Sự ủng hộ của người dân: Từ những ngày đầu bắt đầu dựng cờ khởi nghĩa, đội quân Lam Sơn đã nhận được sự ủng hộ hết lòng từ phía nhân dân. Tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ hay các tầng lớp trong xã hội, cùng chung chí hướng đấu tranh, giải phóng dân tộc, đánh bay giặc Minh về nước. Đặc biệt, người phụ nữ cũng có nhiều đóng góp trong cuộc khởi nghĩa như cung cấp lương thực, xây dựng căn cứ, tham gia chiến đấu, dũng cảm quên mình như bà Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) - người đã có công trong việc quản lý trang trại, lương thực ở Lam Sơn, chỉ huy đội nữ binh; Hồng Nương công chúa (con gái Lê Lợi) cũng là nữ tướng tham gia đánh giặc; Nguyễn Thị Bành (vợ Nguyễn Chích)là một nữ tướng tài ba chỉ huy nhiều trận đấnh ..( những hào kiệt quy tụ ) Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia vào cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng đoàn binh, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân, che giấu và bảo vệ nghĩa binh trước sự đe dọa, dòm ngó của quân Minh xâm lược. Từ đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hình thành nên cuộc khởi nghĩa 10 năm với nhiều gian truân, vất vả.
- Chiến thuật đúng đắn: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức kéo dài trong 10 năm, đó là cuộc khởi nghĩa bền bỉ và lâu dài. Trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh, chúng ta đã gặp nhiều khó khăn cả về binh lực và lương thực thực phẩm. Bên cạnh đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo của người chỉ huy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đó là đã biết dựa vào dân, từ một cuộc đội quân nhỏ đã phát triển thành mội đoàn quân khởi nghĩa hùng hậu với quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh tan quân xâm lược. Trong cuốn "Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427" đã chỉ rõ: '' Hầu như không có làng nào thuộc hai huyện Lương Giang và Cố Lôi dọc theo sông Chu không có người gia nhập nghĩa quân vào những năm tháng chuẩn bị này".
ý kiến đó sai vì anh em Tây Sơn Khởi Nghĩa là để đánh đuổi quân giặc,không cho chúng làm hại dân thường,bảo vệ chủ quyền đất nước
Bình ngô đại cáo ( chẳng biết nói thế nào)
Tham khảo !
Nhà Minh là nhà nước phong kiến phương Bắc tiếp nối 11 đời vua nhà Nguyên (1271-1368). Chu Nguyên Chương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên, mở ra nhà Minh. Nhà Minh trị vì Trung Quốc được cả thảy 277 năm, gồm 16 đời hoàng đế (bắt đầu từ Minh Thái tổ: 1368-1398 đến Minh Tư Tông: 1627-1644). Giặc Minh xâm chiếm nước ta vào đời vua Minh Thành Tổ (1407) và rút quân bại trận ở chiến trường Đại Việt vào đời vua Minh Tuyên Tông (1427).
Minh Thái Tổ là vị vua khai sáng nhà Minh, tên thật là Chu Nguyên Chương, người đất Tứ Xuyên, đi tu ở chùa Hoàng Giác. Thời thanh niên, Chu Nguyên Chương tham gia nghĩa quân Hồng Cân chống lại ách thống trị của nhà Nguyên. Nhưng sau thấy lực lượng Hồng Cân thiếu chặt chẽ, ô hợp nên Chu Nguyên Chương rời bỏ tổ chức này để lập quân đội riêng, thuộc lực lượng Minh giáo (Manichéisme).
Năm 1363, Chu Nguyên Chương đánh tan đạo quân Nguyên và năm sau (1364) xưng hiệu là Ngô Vương. Chẳng bao lâu, Chu Nguyên Chương dẹp tan lần lượt các đạo quân của nhà Nguyên, thống nhất vùng lãnh thổ phía nam Trung Quốc rồi thôn tính cả Trung Nguyên. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Minh.
Đời vua Minh Thành Tổ (tên Chu Lệ, con trai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương), giặc Minh xâm lược nước ta. Đến đời Minh Tuyên Tổ (tên Chu Chiêm Cơ, cháu cố của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) thì thất bại rút quân về phương Bắc. Dù nhà Minh tự xưng là “Minh” (chữ “Minh” trong khái niệm Minh giáo có nghĩa là “sáng”) nhưng vì đó là giặc xâm lược nên dân ta lúc bấy giờ không gọi nó là “Minh” mà gọi là “Ngô”.
Dân ta lấy danh hiệu của cha đẻ và ông cố nội của vua họ (Ngô Vương - người sáng lập triều Minh) mà gọi chửi. Dân ta gọi đó là “giặc Ngô” chứ không gọi “giặc Minh”