Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo:
Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì muốn:
- Kìm hãm sản xuất.
- Hạn chế nhân dân sản xuất vũ khí để chống lại chúng.
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
-Thuận tiện cho bóc lột, đàn áp nhân dân ta.
-Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã làm cho nhân dân rất căm phẫn, sẵn sàng nổi dậy chống lại.- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng vì: Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng, nhân dân căm thù chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm => Khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
am Hán xâm lược lần nước ta lần thứ nhất vào năm 930-931, lúc này nước ta đang là đất nước độc lập tự chủ dưới thời Dương Đình Nghệ. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần này đã bị thất bại dưới sự lanh đạo của họ Dương. Sau lần thất bại đầu tiên này Nha Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại Nam Hán xâm lược Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng ông lại bị một nha tướng của mình là KIều Công Tiễn giết hại đẻ đoạt quyên bính. Trước hành động giết chủ của Kiều Công Tiễn nhân dân ta vô cùng căm phẫn trong đó có Ngô Quyền. Ngô Quyền đã thay mặt dân tộc trưng trị KIều Công Tiễn ông đã dẫn quân từ Châu Hoan, Châu Ái ( vùng Ngệ An-Thanh Hoá) ra Giao châu trị tội Kiều Công Tiễn. Trước tình hình này vì sợ không phải là đối thủ của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn đã đem vàng bạc châu báu cầu viện nhà Nam Hán. Nhân cơ hội này Nam Hán đã mượn cớ xâm lươc nước ta lần thứ hai. Như vậy nhà Nam Hán thực hiện xâm lược nước ta lần hai với nguyên cớ là giúp Kiều công Tiễn đối phó với Ngô Quyền nhưng mục đích của nhà Nam Hán xâm lựoc nước ta lần này là muốn biên nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất.
1)Mã Viện đc chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược vì Mã Viện là 1 viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam và đã đc vua Hán phong làm Phục ba tướng quân.
2) Câu 2 mik ko bít sorry nha
3) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên niềm tự hào của nhân dân ta về các vị tướng (mình nghĩ vậy)
1. Trước sự tấn công của quân giặc, Hai Bà Trưng đã đối phó:
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Tương truyền, ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ':
"Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
2. B
1:TRƯỚC SỰ TẤN CÔNG CỦA QUÂN GIẶC, HAI BÀ TRƯNG ĐÃ ĐỐI PHÓ NHƯ THẾ NÀO ?
-Quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
-Mã Viện chiếm được Hợp Phố,chia quân theo 2 đường thủy bộ mà đi, cuối cùng hội quân ở Lãng Bạc
-Hai Bà Trưng dẫn quân lên Lãng Bạc nghênh chiến.Cuộc chiến diễn ra quyết liệt.Một viên tướng Hán là Bình Lạc Hầu Hàn Vũ đã chết ở đây
-Quân ta rút về Cổ Loa và Mê Linh, ra sức cản địch ,giữ từng xóm làng ,tất đất.Cuối cùng, tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê
Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa do ách thống trị tàn bạo của nhà Đường
Văn hóa giao tiếp
Điểm khác biệt đầu tiên phải nói đến là văn hóa giao tiếp. Người Nhật thường xuyên sử dụng những câu như “cảm ơn” và “xin lỗi” khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng gây nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt chỉ nói cảm ơn khi bản thân mình nhận được một ân huệ hay sự giúp đỡ nào đó và chỉ xin lỗi khi họ cảm thấy đã khiến người khác thực sự cảm thấy phiền toái. Thậm chí, việc nói lời xin lỗi không phải xảy ra với mọi đối tượng và có những người còn cố tình trốn tránh lời xin lỗi. Theo họ, những lời nói đó mang lại cảm giác ngại ngùng, xa cách và có thể kéo dài khoảng cách giữa họ. Nói như vậy cũng không có nghĩa là người Việt không bao giờ nói “ cảm ơn”, “ xin lỗi”, mà chỉ xét về mức độ cũng như phạm vi đối tượng sử dụng mà thôi.
>> Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản
Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác, người Nhật rất ít khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói lấp lửng, vòng vo và mong muốn đối phương khi giao tiếp sẽ hiểu. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do đó, không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng vấn đề chính là cách chứng minh cho sự thành thật của mình đối với đối phương.
Văn hóa đúng giờ
Đúng giờ là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật. Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi bạn có một cuộc hẹn nào đó với người Nhật bạn sẽ thấy họ luôn tới trước so với giờ hẹn ít nhất là 5 phút. Việc đúng giờ đã trở thành thói quen ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản của người Nhật. Họ luôn tránh làm phiền người khác do đó việc bạn tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống.
Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn 5 hay 7 phút là chuyện bình thường. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn gì về điều đó vì nó đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được bận tâm.
Văn hóa làm việc
Người Nhật khi làm việc đều có kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc, điều này giúp họ có thể quản lý thời gian một cách khoa học dễ dàng tuy nhiên nếu chẳng may kế hoạch bị thay đổi đột xuất những người Nhật sẽ rất dễ bị lúng túng và khó linh hoạt trong việc quyết định.
Trong khi đó người Việt Nam lại khá nhanh nhạy trong việc thích ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên một điều hạn chế trong cách làm việc của người Việt đó là họ không có sự chuẩn bị chu đáo công việc từ trước, thường có xu hướng bắt đầu công việc khi đã sát deadline. Ví dụ cùng với một công việc trong thời hạn thực hiện 2 tuần thì người Nhật sẽ hoàn thành trong tuần đầu tiên còn tuần thứ 2 sẽ dành để chỉnh sửa và hoàn thiện công việc. Còn với người Việt Nam họ sẽ không làm ngay trong tuần đầu mà làm hết sức mình ở tuần cuối. Dù cho có vấn đề phát sinh bất ngờ, họ có thể sẵn sàng thức đêm thức hôm để làm việc.
Văn hóa trong lối suy nghĩ của xã hội Nhật
Tại Nhật Bản phụ nữ thường rất ít đi làm, đặc biệt là sau khi lấy chồng và dù có đi làm thì cũng rất khó để lên được chức vụ cao như nam giới. Mặc dù trong những năm gần đây những người phụ nữ đã đi làm nhiều hơn tuy nhiên con số này vẫn rất thấp, chỉ có tới 10% phụ nữ Nhật làm quản lý, thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.
Ở Việt Nam phụ nữ thường rất độc lập và tự chủ về kinh tế vì họ có sự nghiệp riêng của mình. Tỷ lệ phụ nữ Việt đi làm sau khi lấy chồng rất cao và thậm chí những người làm quản lý hay tổng giám đốc đa phần là phụ nữ đã kết hôn.
Có thể nói mỗi đất nước, mỗi dân tộc có lối sống, lối suy nghĩ khác nhau vì vậy mà họ có nền văn hóa khác nhau. Không thể nói rằng văn hóa Nhật Bản hay Việt Nam tốt hơn bởi mỗi một nền văn hóa lại có sự thú vị và đặc sắc riêng. Mỗi một cá nhân chúng ta hãy luôn cố gắng sống thật tốt để góp phần gìn giữ và xây dựng nền văn hóa nước nhà ngày một tiến bộ hơn các bạn nhé!
Tham Khảo !
Nhà Hán vẫn tiếp tục đưa người Hán sang ở nước ta vì chúng vẫn muốn thực hiện âm mưu đồng hóa nhân dân ta.
Trực tiếp cái quản cấp huyện