Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp
Đáp án D
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện tại chúng ta đang ở chặng đường đầu. Điều này đã khắc phục được sự chủ quan, nóng vội về quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Đảng trong giai đoạn 1976-1985
Đáp án A
Đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế
* Nguyên nhân :
- Trong hơn một thập kỉ thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm ( 1976-7985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên lĩnh vực đời sống xã hội. Song cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải "sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện"
- Để khắc phục sai lầmm khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lến. Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với CNXH ở nước ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.
* Hiểu thế nào cho đúng :
- Đổi mới ở đây cần phải hiểu là chỉ đổi mới về bước đi, cải cách làm sao cho phù hợp hơn với những quy luật khách quan của CNXH, chứ không phải thay đổi mục tiêu tiến lên CNXH.
- Đổi mới phải hiểu rằng : đây là công cuộc đổi mới toàn diện, đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế là cơ sở để đổi mới chính trị , đổi mới chính trị phải thận trọng, làm từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đổi mới chính trị phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.