Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Nguyên nhân đề xuất:
+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
- Nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách:
+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhiều bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.
+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đinh Văn Điền đã đề nghị triều đình mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.
+ Năm 1873, Viện Thương Bạc tấu thỉnh lên vua Tự Đức, đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.
+ Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã gửi các bản "Thời vụ sách" lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Tham khảo
- Yêu cầu số 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách, canh tân
+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
- Yêu cầu số 2: Nội dung chính trong các đề nghị cải cách
+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...
+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....
+ Năm 1872, Viện thương bạc đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...
+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà - Thủ - Chiến, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...
Tham khảo
+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
Tham khảo
Thông qua nội dung các đề nghị cải cách, có thể thấy vấn đề được quan tâm nhất là việc mở cửa, đẩy mạnh giao thương với nước ngoài, phát triển nông nghiệp trong nước, đầu tư vào quân sự và bồi dưỡng nhân tài.
Theo em, trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, những đề xuất này là rất cần thiết, góp phần đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu trong sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp thu những tiến bộ khoa học, kĩ thuật trên thế giới, đồng thời củng cố sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh các thế lực cát cứ đang lăm le xâm lược nước ta.
Tham khảo
- Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917):
+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.
+ Trong những năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ.
- Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối, vì:
+ Sang phương Đông (hướng về Trung Quốc, Nhật Bản…) là hướng đi truyền thống, nhưng hướng đi này và hoạt động của các bậc yêu nước tiền bối chưa đem lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Nguyễn Tất Thành dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ.
+ Một trong những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là: bối cảnh thời đại và sự du nhập của văn minh phương Tây vào Việt Nam. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản và ánh sáng của văn minh phương Tây đã thôi phúc Nguyễn Tất Thành đi sang phương tây để “xem các nước làm thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu xem điều gì ẩn sau những khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam.
- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:
+ Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền.
+ Sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, dưới 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các thuộc địa hoặc cho vay lãi.
+ Tăng cường xâm chiếm thị trường, thuộc địa.
- Đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa đế quốc là: tăng cường xâm chiếm thị trường và thuộc địa. Vì:
+ Thị trường và thuộc địa có vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển hưng thịnh của các nước đế quốc (ví dụ: cung cấp tài nguyên, nhân công để phục vụ cho sự phát triển của chính quốc,…).
+ Vấn đề thị trường và thuộc địa là một trong những yếu tố quan trọng, chi phối đến chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.
+ Việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường và thuộc địa cũng dẫn đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình chính trị thế giới (ví dụ: làm bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập sôi nổi ở các nước thuộc địa, phụ thuộc; là nguyên nhân sâu xa dẫn đến 2 cuộc Chiến tranh thế giới,…)
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.
(*) Tham khảo: Một số bài học rút ra từ trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
+ …
Tham khảo
* Bối cảnh thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:
- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa.
- Đất nước bị mất độc lập, chủ quyền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
- Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.
- Nhiều yếu tố của văn minh phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam => ánh sáng văn minh phương Tây đã thôi thúc Nguyễn Tất Thanh sang đây để “xem các nước làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu “điều gì ẩn náu sau những chữ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
* Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước tiền bối:
- Khác biệt về hướng đi:
+ Các nhà yêu nước tiền bối: Hướng sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc).
+ Nguyễn Ái Quốc: Hướng sang phương Tây (các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp)
- Khác biệt về mục đích:
+ Các nhà yêu nước tiền bối: cầu viện, nương nhờ, vận dụng mô hình học tập vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc.
+ Nguyễn Ái Quốc: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc.
- Cách thức tiếp cận chân lý:
+ Các nhà yêu nước tiền bối: Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua tân thư, tân báo, tân văn; không tiến hành khảo sát trên diện rộng để có cái nhìn phổ quát.
+ Nguyễn Ái Quốc: Tiến hành khảo sát trên diện rộng (đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, trong đó Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khá lâu ở Anh, Pháp, Mĩ); trải qua quá trình lao động thực tiễn.
Tham khảo
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Tham khảo
- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren. - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.