K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2022

tham khảo

21 tháng 3 2022

không lq đến đề bài nha

22 tháng 4 2017

Ví dụ và phân tích:

+ Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, sử dụng nhiệt độ cao đè thanh trùng: đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng cùa vi sinh vật.

+ Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.

+ Ánh sáng: Nhà ở có đủ ánh sáng thì sạch vì ánh sáng diệt khuẩn

+ Áp suất thẩm tháu: Dùng muối ướp vào cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, thịt cá được bảo quan lâu hơn.

23 tháng 3 2023

- Các yếu tố hóa học:

+ Các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của vi sinh vật.

+ Chất sát khuẩn: là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể.

+ Chất kháng sinh: là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế chọn lọc vi sinh vật gây bệnh theo nhiều cơ chế khác nhau, như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein, nucleic acid,...

- Các yếu tố vật lí:

+ pH: Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme,... Mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi pH nhất định.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào. Mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định.

+ Độ ẩm: Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết. Nhu cầu độ ẩm ở mỗi loại vi sinh vật là khác nhau.

+ Áp suất thẩm thấu: Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, tế bào vi sinh vật sẽ bị mất nước, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.

+ Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng, ngoài ra, ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,...

24 tháng 7 2017

   - Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, độ pH, độ ẩm và các tia tử ngoại ...

   - Người ta thường dùng nhiệt độ cao, tia tử ngoại để thanh trùng, dùng độ pH và độ ẩm để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật.

26 tháng 5 2016

Câu 1 : 
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2 :
- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.

- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)... 
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor. 
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.
Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.


 

26 tháng 5 2016

1. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
2. - Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)... 
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor. 
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.
Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.

6 tháng 2 2023

So sánh

Vi sinh vật nhân sơ

Vi sinh vật nhân thực

 

Giống nhau

- Đều có các hình thức sinh sản vô tính là phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.

Khác nhau

- Chỉ có hình thức sinh sản vô tính, không có hình thức sinh sản hữu tính.

- Có cả hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính (sinh sản bằng bào tử hữu tính).

1 tháng 1 2017

1. Vi sinh vật: Là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi, là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

2. Hình thức sinh trưởng của vi sinh vật: Gồm 2 hình thức là:

+ Nuôi cấy không liên tục.

+ Nuôi cấy liên tục.

3. Hình thức sinh sản:

*) Sinh sản ở VSV nhân sơ:

+ Phân đôi

+ Nảy chồi và tạo thành bào tử

*) Sinh sản ở VSV nhân thực:

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

8 tháng 11 2023

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:

+ Các yếu tố hóa học: Nguồn dinh dưỡng; các chất hóa học khác như nồng độ H+, các kim loại nặng,…

+ Các yếu tố vật lí: Nhiệt độ; độ ẩm; tia bức xạ (tia UV, tia X,…);…

+ Các yếu tố sinh học: Mối quan hệ giữa các vi sinh vật khác, các thực vật và động vật sống trong cùng môi trường với chúng.

+ Thuốc kháng sinh.

- Để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo, ngô, đỗ hoặc thực phẩm, cần điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật để hạn chế sự sinh trưởng, sinh sản của những vi sinh vật gây hại. Ví dụ: Để bảo quản các loại hạt, người ta phơi khô và cất giữ ở nơi khô ráo; để bảo quản rau quả, người ta thường để ở điều kiện nhiệt độ thấp (tủ lạnh);…