Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sơ đồ dạng chữ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống: Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng → Giai đoạn thụ tinh → Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Chim bồ câu trống và chim bồ câu mái giao phối với nhau. Tinh trùng chim trống kết hợp với trứng ở chim mái tạo thành hợp tử trong trứng chim được đẻ ra. Khi được ấp đủ nhiệt độ trong thời gian nhất định, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi phôi phân hóa phát triển thành con non. Con non sau đó sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra ngoài.
+ Động vật đẻ con: Ở chó, tinh trùng con đực kết hợp với trứng con cái trong quá trình giao phối sẽ tạo thành hợp tử. Trong tử cung của con mẹ, hợp tử phát triển thành phôi rồi phân hóa tạo nên cơ thể con non. Con non khi đã phát triển đầy đủ sẽ được con mẹ sinh ra.
Đường đi của quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật khác nhau và có thể được mô tả như sau:
Ở cây trồng, khí oxy được hấp thụ thông qua lỗ ở lá thông qua quá trình quang hợp, trong đó ánh sáng mặt trời được sử dụng để sản xuất đường và oxy. Ở động vật, khí oxy được hít vào qua mũi hoặc miệng và đi vào phổi. Tại đó, Oxy sẽ được hấp thụ và sau đó giải phóng ra CO2 trong quá trình trao đổi khí với máu.
Trái ngược lại, các động vật khác nhau cũng sẽ có cơ chế trao đổi khí khác nhau. Ví dụ như ở cá, trao đổi khí xảy ra trong đóng ruột. Ở một số loài cá, vảy cơ thể cũng giúp quá trình trao đổi khí bằng cách tạo ra một màng cảm biến để giúp cá nhận ra môi trường từ bên ngoài.
Tóm lại, đường đi của quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của từng loài.
- Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra nhờ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
- Quá trình đó diễn ra ở bên trong tế bào tại ti thể.
- Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: Quá trình sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Hình thành tinh trùng và hình thành trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Gà trống và gà mái giao phối với nhau. Tinh trùng gà trống kết hợp với trứng gà mái tạo thành hợp tử nằm trong trứng gà. Trứng gà đã thụ tinh được gà mái đẻ ra ngoài. Sau khi được ấp ở nhiệt độ thích hợp, trứng gà sẽ phát triển thành gà con.
+ Động vật đẻ con: Con chó đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành con non trong cơ thể chó mẹ. Đủ thời gian ngày tháng, con non mới và được đẻ ra.
Các hoạt động sống đặc trưng | Biểu hiện | Vai trò |
Trao đổi chất và năng lượng | - Trao đổi nước, trao đổi khí,… | - Cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống. |
Cảm ứng | - Hướng sáng, hướng đất, hướng tiếp xúc,… | - Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại. |
Sinh trưởng và phát triển | - Tăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể. | - Giúp sinh vật lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống. |
Sinh sản | - Đẻ con, đẻ trứng,… | - Giúp sinh vật duy trì nòi giống. |
- Sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại, trong đó trao đổi chất gắn liền với chuyển hoá năng lượng. Nhờ trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng mà cơ thể có thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản.
- Ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật: Ở thực vật, sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (hút nước và khoáng, trao đổi khí) giúp thực vật có nguyên liệu thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật có nguồn chất hữu cơ để tạo ra vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật:
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Ngoài ra, các quá trình sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.