K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Cải tiến của máy kéo sợi Gien-ni

Máy kéo sợi Gien-ni có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 đến 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc của công nhân cũng tăng lên gấp nhiều lần.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Máy kéo sợi Gien-ni có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 đến 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc của công nhân cũng tăng lên gấp nhiều lần.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Đồng bằng sông Hồng:

- Diện tích: 15 000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Độ cao: khoảng 2 - 4m

+ Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót, chia cắt đồng bằng thành nhiêu ô trũng; còn hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.

♦ Đồng bằng sông Cửu Long:

Diện tích: 40 000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: Được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Mê Công.

+ Độ cao: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

+ Trong đồng bằng còn có nhiều ô trũng lớn, ngập nước hằng năm và ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều.

♦ Các đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: 15000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: được sự bồi đắp phù sa của biển.

+ Đồng bằng hẹp nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây đông.

16 tháng 8 2023

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

13 tháng 8 2023
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã tiến hành khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Hồng để sinh cơ lập nghiệp, thông qua các hoạt động như:

+ Quai đê lấn biển, đào sông, kênh mương;

+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông để thoát lũ, tiêu úng, lấy nước tưới;

+ Cải tạo các vùng đất hoang vu ven biển mới được bồi đắp để mở rộng diện tích đồng bằng, lấy đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa;

+ Xây dựng nhà cửa để cư trú ổn định, lâu dài; mở mang đường sá, lập các đô thị;…

- Để chế ngự nước sông, người dân đồng bằng sông Hồng đã bỏ nhiều công sức để đắp hàng nghìn ki-lô-mét đê điều (cả đê sông và đê biển), thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro do mùa lũ của sông mang lại. Ví dụ:

+ Năm 1108, đời vua Lý Nhân Tông đã tiến hành đắp đê ở phường Cơ Xá để bảo vệ kinh thành Thăng Long.

+ Năm 1248, vua Trần Thái Tông cho đắp đê ở hai bên bờ sông Hồng ở vùng hạ du.

+ Thời vua Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã có công quai đê lấn biển, di dân lập ấp xây dựng nên hai vùng đất mới là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

- Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa cạn, người dân ở đây đã xây dựng nhiều công trình thuỷ nông, cung cấp nước tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

13 tháng 8 2023

Tham khảo: 

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

13 tháng 8 2023

tham khảo

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.

- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...

- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.

- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...

♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:

- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.

- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:

+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;

+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;

+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ: sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công

+ Ở lưu vực sông Cửu Long (sông Mê Công) có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng càng khiến xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trầm trọng hơn.

+ Để khắc phục tình trạng đó, cần đẩy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,..), vừa phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn).

+ Trong quá trình sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

Câu 1. Các khu vực đồng bằng nước ta bao gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.

Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.

Câu 2. Đặc điểm địa hình của đồng bằng duyên hải miền Trung:

Tổng diện tích khoảng 15000km2, bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với các đồng bằng châu thổ hại lưu sông, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
15 tháng 8 2023

 

Tham khảo1.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp Tây Bắc; phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông Nam giáp Biển Đông; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, là: Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh; Đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Đồng bằng Nam - Ngãi; Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa; Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận.
2.

(*) Lựa chọn: Đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long

(*) Trình bày:

+ Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.

+ Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao (giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển.

+ Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.

+ Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi

(*) Trình bày:

- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:

+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;

+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.

- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:

+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.