Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án B.
- Cho vào NaOH dư, Al bị hòa tan hết. Còn lại Fe và Cu tách ra.
+ Cho tiếp Fe và Cu cho vào HCl dư, Cu không phản ứng tách ra. Fe tạo FeCl2.
Cách nhanh nhất là điện phân dung dịch muối FeCl2 thu lấy Fe
Đáp án C
Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức cấu tạo
Tham khảo!
Muốn có được sản phẩm hữu cơ tinh khiết, người ta sử dụng các biện pháp: Chưng cất; Chiết; Kết tinh; Sắc kí cột.
Gọi công thức đơn giản nhất của X là CxHyOz
%O = 100% - (62,07% + 10,34%) = 27,59%
Ta có:
\(\begin{array}{l}{\rm{x : y : z = }}\frac{{{\rm{\% C}}}}{{{\rm{12}}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{\% H}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{\% O}}}}{{{\rm{16}}}}\\{\rm{ = }}\frac{{{\rm{62,07}}}}{{{\rm{12}}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{10,34}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{27,59}}}}{{{\rm{16}}}} \approx 5,17:10,34:1,72 \approx 3:6:1\end{array}\)
=> Công thức đơn giản nhất của X là C3H6O.
=> Công thức phân tử của X có dạng (C3H6O)n
Dựa vào kết quả phổ MS của X, phân tử khối của X là 58.
Ta có: (12.3 + 1.6 + 16)n = 58 ó 58n = 58 => \({\rm{n = }}\frac{{{\rm{58}}}}{{{\rm{58}}}}{\rm{ = 1}}\)
=> Công thức phân tử của X là C3H6O.
Vì phổ IR của X có một peak trong vùng 1 670 – 1 740 cm-1 nên X có nhóm carbonyl.
Vì X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch nên X là ketone.
=> Công thức cấu tạo của X là: CH3COCH3.
Để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ, người ta thường dùng những phương pháp: chưng cất, chiết, kết tinh, sắc kí cột.
* Phương pháp chưng cất:
- Nguyên tắc: Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở áp suất nhất định.
- Cách tiến hành: Đun nóng hỗn hợp chất lỏng, chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Sau đó làm lạnh, hơi ngưng tụ thành dạng lỏng chứa chủ yếu chất có nhiệt độ sôi thấp hơn.
* Phương pháp chiết:
- Nguyên tắc: Chiết là phương pháp tách và tinh chế các chất từ hỗn hợp dựa trên độ hoà tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hoà tan vào nhau.
- Cách tiến hành:
+ Chiết lỏng – lỏng:
Bước 1: Cho hỗn hợp có chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào (dung môi phải có khả năng hoà tan tốt chất cần chiết và không trộn lẫn với hỗn hợp ban đầu).
Bước 2: Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp.
Bước 3: Sau đó từ từ mở khoá phễu chiết để lần lượt thu từng lớp chất lỏng.
Bước 4: Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
+ Chiết lỏng - rắn:
Bước 1: Hoà tan chất hữu cơ bằng cách ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp.
Bước 2: Lọc bỏ phần chất rắn không tan, thu được dịch chiết chứa chất cần tách.
Bước 3: Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
* Phương pháp kết tinh
- Nguyên tắc: Với hỗn hợp các chất rắn, người ta thường dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ của chúng để tách và tinh chế.
- Cách tiến hành: Hoà tan hỗn hợp chứa chất cần tinh chế vào dung môi thích hợp ở nhiệt độ cao, lọc nóng để thu được dung dịch bão hoà rồi để nguội hoặc làm lạnh từ từ, chất rắn cần tinh chế sẽ tách ra từ dung dịch bão hoà. Lọc, rửa và làm khô, sau đó kết tinh lại nhiều lần trong cùng dung môi hoặc trong các dung môi khác, thu được tinh thể chất cần tinh chế.
* Phương pháp sắc kí cột
- Nguyên tắc: Dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động (dung môi thích hợp) khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh (bột silica gel (SiO2.nH2O) hoặc bột aluminium oxide (Al2O3), ... ) do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh.
- Cách tiến hành: Trong quá trình pha động dịch chuyển từ trên xuống dưới cột, chất có tốc độ dịch chuyển lớn hơn (nghĩa là bị hấp phụ trên pha tĩnh kém hơn) sẽ cùng với dung môi ra khỏi cột trước. Làm bay hơi dung môi sẽ thu được chất cần tách.