K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2022

chịu

 

29 tháng 9 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

 

30 tháng 9 2016

10 câu mà bn viết dài tek

28 tháng 11 2016

dùng từ cùng trường ngĩa bạn ơi.đều chỉ về động vật

 

 

5 tháng 12 2016

Ở đây dùng lối chơi chữ : dùng các từ có cùng trường nghĩa ( cóc,chàng,bén,nòng nọc,chuộc)

Cái này hok ở lớp 8 bài TRƯỜNG TỪ VỰNG ấy

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

d) Trong tiếng Việt, các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ động âm ; dùng lối nói trại âm (gần âm) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối nói lái ; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa... Theo em, mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

3
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

25 tháng 11 2016
d) Các kiểu chơi chữ:
- Dựa vào hiện tượng gần âm;
- Mượn cách nói điệp âm;
- Nói lái;
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
c) Lên Google í
16 tháng 8 2016

Không copy chỉ tham khảo :
Các từ " hoa hồng , áo dài , cà chua , cá váng " chỉ tên một loại sự vật chứ không phải chỉ loại hoa màu hông mà dùng từ này để gọi 1 loại hoa ; áo dài không phải là áo nó dài mà là tên 1 loại áo truyền thống ở VN ; cà chua không phải chỉ loại cà chua mà là chỉ tên một loại cà ; cá vàng không phải chỉ cá màu vàng vv.

16 tháng 8 2016

Mình không biết có đúng hay không, bạn tham khảo thôi nha !

a) Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng vì hoa hồng là tên của một loài hoa và nó có nhiều màu.

b) Nói như vậy là đúng vì áo dài là một loại trang phục chứ không phải là kích thước.

c) Nói như vậy là được vì cà chua là một loại cà (có những loại cà chua ngọt).

d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Và cá vàng là một loài cá cảnh nuôi trong nhà.

 

9 tháng 11 2016

a) Rằm tháng giêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.

b) Điệp từ "xuân" như những nốt nhấn, trong trẻo khiến sức sống bùng lên tỏa lan đất trời. Đêm trăng huyền diệu tràn ngập sức xuân tươi mới ấy tưởng như ở chốn bồng lai, nhưng thật ra đó là vẻ đẹp trần thế ngay giữa cuộc đời, nơi sông nước Việt Bắc – căn cứ địa cuộc kháng chiến chông Pháp thần thánh của dân tộc ta. Tưởng như thi nhân đang mở rộng cõi lòng để thu lấy sắc xuân của tạo vật, của đất trời trong cái nhìn hân hoan, giao cảm lạc quan với thiên nhiên.
 

23 tháng 10 2017

Ngày mùa quê em thật rộn rã. Các bác nông dân đã ra đồng từ sớm. Mùi hương thơm của lúa non quyện cùng hương cỏ đồng nội làm em cảm thấy ngây ngất. Những ánh nắng sớm chiếu trên những chiếc nón lá thân thuộc của mọi người.Ai nấy đều hối hả nhưng cũng rất vui vẻ. Phải rồi! Vì họ đã làm việc chăm chỉ suốt nên đã gặt được những bông lúa nặng trĩu kia. Em nhìn toàn bộ cánh đồng, cả cánh đồng vàng óng trải dài tít tắp tới tận chân trời và ở nơi này - ở quê em, những người nông dân đã gắn bó với bông lúa như chính tình phụ tử mà những người thân giành cho mình vậy....

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ ?

5
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

27 tháng 11 2016

a)

VD1: +) Từ lợi thứ nhất nghĩa là lợi ích, lợi lộc
+) Từ lợi tứ hai có nghĩa là răng lợi.

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

VD2: Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói gần âm : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma.

Ý mỉa mai, chế giễu.
VD3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần.

→​ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
VD4: Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

+) Cá đối nói lái thành cối đá

+) Mèo cái nói lái thành mái kèo sự trái khoáy.

→ Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
VD5: Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+) Sầu riêng - danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+) Sầu riêng - tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c)

→ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

d)

VD1: Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa,...

VD2: Dùng lối nói trại âm.

VD3: Dùng cách điệp âm.

VD4: Dùng lối nói lái.

VD5: Dùng từ ngữ đồng âm

→ Hết rối đó bạn nha!banhqua