Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đa nghĩa trong đó đường mòn/biểu diễn đã mòn là nghĩa gốc, còn lại là nghĩa chuyển =)?
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Phân loại từ đồng nghĩa:Có thể chia Từ đồng nghĩa thành 2 loại:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D:
xe lửa = tàu hoảcon lợn = con heo- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,... (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước)
Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.B. Từ trái nghĩa1. Lý thuyết về từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,.... đối lập nhau.
- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
VD: Với từ "nhạt":
(muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là "độ mặn"(đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là "độ ngọt"(tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là "mức độ tình cảm"(màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là "màu sắc".C. Từ đồng âm1. Lý thuyết về từ đồng âmTừ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.D. Từ nhiều nghĩa1. Lý thuyết về từ nhiều nghĩaTừ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
VD2: Với từ "Ăn'':
Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.→ Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
- Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.
- Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.
VD: - Tôi đi sang nhà hàng xóm.
Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển)
- Lưu ý: Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị. VD:Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước.Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa. VD:
Tổ quốc: Đất nước mình.Bài học: Bài HS phải học.Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển.Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.Kết bạn: Làm bạn với nhau.+ Các từ có nghĩa khái quát là:
ăn chơi, ăn mặc, ăn nói, ăn diện, ăn học, ăn ở, ăn nằm.
+ Các từ có nghĩa cụ thể là:
ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn mày, ăn quỵt, ăn mòn.
+ Các từ có nghĩa khái quát là: ăn chơi, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn nằm, ăn nói, ăn diện.
+ Các từ có nghĩa cụ thể là: ăn bớt, ăn khách, ăn ngon, ăn rơ, ăn khớp, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn mày, ăn quỵt, ăn mòn.
3. Trong các dòng thơ từ 1 đến 4, những tiếng nào được gieo vần với nhau?
A. sa - qua, màng - dàng - vàng
B. dàng - vàng, ngon - tròn - còn
C. nôi - đời, con – mòn - còn
D. ru - thu, cây - đầy - ngày
4. Cụm từ nào dưới đây là cụm động từ?
A. cái trăng vàng
B. vẫn còn hát ru
C. đám sương mù
D. ngọn gió thu
5. Dòng nào dưới đây không nêu đúng ý nghĩa của việc người mẹ ví con là “cái trăng vàng”?
A. Đối với mẹ, đứa con nhỏ là một sinh linh kì diệu, ngời sáng.
B. Người mẹ đặt tất cả tình thương yêu, sự kì vọng vào đứa con.
C. Người con chưa trưởng thành, luôn cần mẹ ở bên.
D. Con là cả vũ trụ bé bỏng, mẹ muốn nâng niu, nâng giấc trong vòng tay.
6. Dòng nào nêu chính xác nghĩa của từ “chắt chiu” trong bài thơ?
A. Dành dụm cẩn thận, từng tí một những thứ quý giá.
B. Tiêu xài hoang phí, quá mức cần thiết.
C. Trò chơi của trẻ em, một tay vừa tung một vật vừa nhặt lấy những vật khác, rồi lại bắt lấy vật đã tung.
D. Chi tiêu hạn chế, tằn tiện hết mức.
7. Hình ảnh “bàn tay mẹ dịu dàng” gợi cho em suy nghĩ gì về người mẹ?
A. Người mẹ khổ cực, vất vả, lam lũ.
B. Người mẹ mạnh mẽ, kiên cường.
C. Người mẹ chịu thương, chịu khó.
D. Người mẹ rất dịu dàng, nồng ấm.
8. Ý nào dưới đây không nêu đúng tác dụng của việc lặp lại cụm từ “à ơi” trong bài thơ?
A. Tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con.
B. Tạo nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập.
C. Gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con.
D. Gợi lên tình cảm yêu thương mẹ dành cho con.
đồng âm nhé
vì Bạn Học là danh từ riêng là chỉ tên người
còn Học 2 là chỉ hành động
Từ "mòn" trong "con đường mòn", "lối biểu diễn mòn" là từ đồng âm.
Vì:
+ nghĩa của "mòn" trong "con đường mòn" chỉ trạng thái con đường không tốt như ban đầu, bị hư hao đi qua thời gian.
+ nghĩa của "mòn" trong "lối biểu diễn mòn" chỉ đến sự lặp lại của cách biểu diễn không có gì mới mẻ, gây nhàm chán cho người xem.