Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TRUYỀN THUYẾT "CON RỒNG CHÁU TIÊN":
(Truyền thuyết kể rằng vua Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, bà Âu Cơ sinh ra được một bọc 100 trứng, nở thành 100 người con trai.)
Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! ”
Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.
Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
– Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
Lạc Long Quân nói:
– Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.
TRUYỀN THUYẾT "BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY":
Trong các mâm cỗ ngày Tết, hay trên bàn thờ gia tiên của gia đình luôn có bánh Chưng, bánh Dầy.
Người xưa quan niệm Đất hình vuông, và Trời là hình tròn, Bánh Chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh Dầy hình tròn tượng trưng cho trời, hai loại bánh này được làm từ gạo nếp, cũng chính nhắc nhở chúng ta về truyền thống lúa nước của Việt Nam ta, bên cạnh đó cũng là truyền thống hiếu kính với tổ tiên.
Bánh Chưng, bánh Dầy không chỉ là tượng trưng cho vũ trụ nhân sinh mà còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Bánh Chưng cũng là tượng trưng cho mẹ, bánh Dầy tượng trưng cho cha. Trên mâm cỗ giỗ tổ Hùng Vương, bánh Chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh Dầy biểu tượng cho mẹ Tiên, chính là cội nguồn truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra dân tộc Việt.
Truyề n thuyết: Xưa kia, vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp loạn giặc Ân, Vua Hùng cảm thấy mình đã tuổi cao sức yếu, nên có ý định muốn truyền ngôi báu. Ngặt nỗi ông lại có đến hai mươi người con trai, vua phân vân không biết chọn người nào lên làm vua. Cũng sắp đến Tết, Vua mới ngỏ ý mời các con lại và bảo:
– Ta tuổi đã cao, không còn sống bao lâu nữa, việc nước lại lớn lao. Ta muốn tìm trong số các con một người ưng ý để lên làm vua.
Các hoàng tử im lặng nghe Vua tiếp:
– Người nối ngôi không những tài giỏi mà còn phải có tấm lòng nhân hậu bao dung. Ta có ý thế này: cũng sắp Tết đến xuân sang, con nào bày cho ta một cỗ ngon, có ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi cho người đó.
Nghe thấy thế thì các hoàng tử hào hứng về nhà chuẩn bị của ngon vật lạ, người lên rừng người xuống biển, hễ ở đâu nghe nói có vật ngon của lạ là họ tìm bằng được, chẳng quản ngại xa xôi. Trong khi ấy, chỉ có người con trai thứ 18 của Vua Hùng – Lang Liêu là lẻ loi hơn cả, chàng mất mẹ từ sớm, lại hiền hậu nhân từ, sống đạo đức từ bé, ít sống dựa vào bổng lộc vua ban nên nhà cửa đơn sơ giản dị. Ông lo lắng không biết phải làm cỗ sao cho phải. Ngày tuyển chọn sắp đến gần mà Lang Liêu vẫn chưa nghĩ ra món gì xứng đáng để dâng lên vua cha.
Một hôm nọ, đang nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, Lang Liêu ngủ quên lúc nào không hay, trong giấc mơ, có một vị thần đến bảo chàng: “Con này, trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, gạo là thức ăn nuôi sống con người chúng ta, con hãy lấy gạo nếp ra làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời, làm bánh hình vuông tượng trưng cho đất, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong tượng hình cho Cha Mẹ sinh thành.”
Lang Liêu tỉnh dậy thì lấy làm vui mừng lắm, bèn làm ngay theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm vỏ bánh vuông tượng Đất, đặt nhân đỗ xanh, thịt lợn, bọc lá dong bên ngoài, sau đó bỏ vào chõ chưng chín, gọi là Bánh Chưng. Tiếp đến ông giã xôi thật xuyễn, đặt nhân đỗ xanh để làm bánh tròn, tượng hình trời, gọi là bánh Dầy.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, nào sơn hào hải vị, nhiều của ngon vật lạ đều được dâng lên vô cùng đẹp mắt. Nhà Vua đi khắp một lượt, rất ưng ý hài lòng, đến mâm cỗ của lang Liêu, thấy có bánh hình vuông tròn rất lạ, Vua cho hỏi thì Lang Liêu đem chuyện mộng thấy vị thần kể hết cho vua cha, giải thích ý nghĩa của hai loại bánh này. Vua Hùng nếm thử thì thấy rất ngon, lại có ý nghĩa, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.
Cũng kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán thì dân chúng làm bánh Chưng và Bánh Dầy để cúng tổ tiên và trời đất. Truyền thông đó còn lưu truyền mãi đến ngày nay.
TRUYỀN THUYẾT "THÁNH GIÓNG":
Phù Đổng Thiên Vương tên gọi Thánh Gióng, là một trong bốn vị Tứ bất tử, là 4 vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Sự tích Thánh Gióng – Phù Đổng thiên vương ra đời trong khoảng thế kỷ 3-2 trước Công nguyên, thoạt đầu là vị thần khổng lồ có nguồn gốc từ thần đá và thần tre trúc sau đó phát triển lên thành anh hùng dân tộc chống ngoại xâm; gắn với sự hình thành liên minh Âu Lạc bởi nó ẩn chứa trong mình cả hai thành tố Âu, Lạc.
Triều đại nhà Lý, Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn đã tặng ông là Xung Thiên Thần Vương.
Truyền thuyết kể rằng về đời Vua Hùng Vương thứ sáu, đất nước hòa bình lâu ngày, Vua Hùng Vương chểnh mảng việc phòng bị đất nước, nên bị giặc Ân xâm lược. Vua Hùng sai sứ giả đi khắp nước cầu người tài đánh giặc cứu nước.
Một hôm sứ gỉa gặp một cậu bé 3 tuổi con nhà nghèo xin đi đánh giặc.
Đứa bé ăn nhiều, lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, nhổ bụi tre đằng ngà làm vũ khí, đánh tan giặc Ân, rồi bay về trời.
Truyền thuyết này nhắc nhở người Việt nếu không luôn luôn chuẩn bị phòng vệ đất nước, thì cái họa bị xâm lược, bị đô hộ là khó tránh khỏi.
TRUYỀN THUYẾT "SƠN TINH THỦY TINH":
Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh kể rằng vào thời Vua Hùng Vương thứ 18 (khoảng năm 300 trước Công Nguyên), vua Hùng Vương thứ 18 có con gái tên là Mỵ Nương, Vua Hùng muốn gả chồng cho. Cả hai chàng trai dũng mãnh là Sơn Tinh, thần núi, và Thủy Tinh, thần biển, đều muốn hỏi nàng Mỵ Nương làm vợ. Vua Hùng Vương khó nghĩ, bèn ra một cuộc thi, rằng ai đưa được Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao đến trước làm đồ lễ, sẽ được gả con gái cho.
Có lẽ Vua Hùng Vương ý muốn gả con gái cho chàng Sơn Tinh, vì những đồ lễ cưới trên đều là sản vật ở vùng núi cả, vùng biển của chàng Thủy Tinh không có những thứ đó.
Sáng hôm sau, chàng Sơn Tinh đưa đủ lễ vật hỏi cưới đến trước, nên được Vua Hùng Vương gả con gái Mỵ Nương cho, chàng Sơn Tinh đưa vợ về vùng núi Tản Viên.
Chàng Thủy Tinh đến sau, thấy Sơn Tinh lấy mất Mỵ Nương rồi, bèn tức giận, hô phong, hoán vũ, giâng nước lũ lụt lên đánh Sơn Tinh.
Chàng Sơn Tinh vô cùng dũng mãnh, hóa phép dâng núi lên cao hơn, đánh lại Thủy Tinh.
Cuối cùng, Thủy Tinh thất bại, phải rút chạy về.
Nhưng Thủy Tinh vẫn thù dai, hàng năm, cứ đến tháng 7, tháng 8, Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh, đến tận ngày nay.
Đây là truyền thuyết có lẽ bắt đầu từ chuyện hàng năm dân ta rất cực khổ về việc chống chọi với thiên tai, bão lụt.
Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con . Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải qua bao đắng cay, ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy! Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn, hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió của đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
k cho mik nha!
đối với em mẹ luôn là người phụ nữ vĩ đại nhất, quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Trong gia đình, nhờ có bàn tay khéo léo của mẹ mà ngọn lửa gia đình luôn được hạnh phúc, ấm êm, tràn đầy tiếng cười. Mẹ luôn quan tâm, chỉ bảo, dịu dàng với con cái,... Nếu trong gia đình thiếu bóng dáng của mẹ thì sẽ không thể hạnh phúc, ấm êm. Vì vậy vai trò của người mẹ đối với cuộc sống của mỗi người rất quan trọng
Mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.Mẹ là người lo cho ta từng bữa cơm,giấc ngủ,là người an ủi,động viên,chúc mừng chúng ta mỗi khi ta có lỗi buồn,niềm vui của bản thân.Mẹ là bậc thang để ta bước lên được đỉnh cao,mẹ là người có thể hi sinh tất cả vì con,tình yêu thương bao la mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn
Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ
Tham Khảo
Thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều "của quý". Nhờ có thiên nhiên mà đất nước chúng ta mới phát triển được như ngày hôm nay. Vậy thiên nhiên là gì và thiên nhiên có vai trò quan trọng như thế nào khiến chúng ta có thể khẳng định một cách dõng dạc đến như vậy? Tôi cũng chẳng biết giải thích thiên nhiên là gì chỉ biết đó chính là đất, là nước, là rừng, là tài nguyên quý báu. Hơn thế nữa, thiên nhiên có vai trò hết sức đặc biệt trong cuộc sống của con người. Trước hết, nó cung cấp nước, nuôi sống con người. Thử hỏi xem, nếu không có nguồn nước, làm sao chúng ta có thể sinh sống, làm sao cuộc sống của chúng ta mới đầy đủ và ấm no. Gỉa sử như nếu không có nước, thì hành tinh này sẽ chẳng bao giờ có sự sống. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn cho chúng ta đất để nuôi trồng, để xây dựng nhà cửa,... một cách vô điều kiện. Mỗi năm, các công ti xí nghiệp thi hành biết bao nhiêu công trình để nâng cao tiềm lực của đất nước cũng như thay đổi màu áo mới cho nước nhà. Nếu không có đất, chúng ta sẽ chẳng có nhà cao thậm chí cũng không có thức ăn. Kể làm sao cho hết được vai trò to lớn của thiên nhiên. Ấy thế mà, cạnh bên những người biết gìn giữ sắc đẹp của thiên nhiên, vẫn còn một số bộ phận hằng ngày hằng giờ làm trái pháp luật, hủy hoại thiên nhiên. Như phá rừng, chặt phá cây bừa bãi để khai thác gỗ, làm ruộng, hay sử dụng chất cấm, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản. Thật là đáng bị chỉ trích và lên án. Việc làm đó đòi hỏi các nhà chức trách phải mạnh tay hơn nữa, phải tiến hành những biện pháp mang tính răn đe, xử lí kịp thời. Thật vậy, thiên nhiên chính là vàng, là bạc của chúng ta. Mỗi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Từ chuyện "mẹ hiền dạy con" em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của cha mẹ trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Bài làm
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!