Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX: có nhiều sai lầm, đặc biệt là chính sách cấm đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây, gây ra những mâu thuẫn, làn rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
- Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú ý rút ra một số bài học kinh nghiệm từ những sai lầm đó để đề ra những đường lối đúng đắn phù hợp với tình hình thế giới và trong nước trong chính sách ngoại giao nói riêng và trong đường lối phát triển đất nước về mọi mặt nói chung, đặc biệt là tập trung phát triển kinh tế gắn liền với mở cửa, tăng cường hợp tác để phát triển toàn diện hơn. Mở cửa không chỉ hòa chung với xu thế chung của thế giới mà còn học hỏi được thành tựu khoa học - kĩ thuật, trình độ quản lí và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cải cách và đổi mới giúp Việt Nam tăng trường nhanh, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Bài học đầu tiên là về tính bền vững của mô hình kinh tế và chính trị. Các chế độ này thường phụ thuộc quá mức vào một nguồn tài nguyên hoặc một phạm vi hẹp của kinh tế, khiến cho họ dễ dàng bị tác động bởi biến đổi kinh tế hoặc tài chính. Việt Nam cần học hỏi cách đa dạng hóa kinh tế, tạo nền tảng cho sự bền vững và đảm bảo tính độc lập của nền kinh tế.
Bài học thứ hai liên quan đến cải cách và mở cửa kinh tế. Các chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thường thiếu sự linh hoạt trong việc cải cách và mở cửa thị trường, dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần thúc đẩy cải cách kinh tế một cách liên tục và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình mở cửa thị trường.
Bài học thứ ba là về sự tham gia của người dân và sự dân chủ. Sự sụp đổ ở Đông Âu thường kết quả từ sự không đủ dân chủ và tham gia của người dân trong quyết định chính trị. Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính trị và đảm bảo rằng các quyết định chính trị được đại diện và công bằng.
Cuối cùng, bài học về quản lý tài nguyên và môi trường cũng rất quan trọng. Khủng hoảng tài nguyên và môi trường có thể đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam cần học cách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
-> Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cung cấp cho Việt Nam những bài học quý báu về tính bền vững, cải cách kinh tế, tham gia của người dân và quản lý tài nguyên. Việt Nam cần áp dụng những bài học này để xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ và bền vững cho tương lai.
Tham khảo:
Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:
- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.
+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.
- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.
- Đối ngoại:
+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.
+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.
Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Đáp án cần chọn là: D
- Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.
- Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật để tránh tụt hậu.
- Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.
- Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Đáp án cần chọn là: B