Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ bài thơ “Đi đường”, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về con đường học tập phía trước của bản thân:
Bài thơ Đi đường là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần, nghị lực của Hồ Chí Minh, nó thật sự đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học đáng suy ngẫm. Đặc biệt với những người học sinh nó gợi lên rất nhiều suy nghĩ về con đường học tập của bản thân
Đi đường của Hồ Chí Minh đã đưa ra một bài học tưởng chừng như đơn giản là có đi đường thì mới biết đường khó, đường đi khó khăn là vậy mà người đi đường đâu có được thảnh thơi, phải chịu xiềng xích vòng quanh chân với tay. Nhưng người đi đường không nản chí, nản lòng vượt qua bao khó khăn để lên đến đỉnh cao chót vót. Như vậy, mỗi gian khó của người đi đường dẫu là chồng chất liên tiếp nhưng không phải là bất tận, chỉ cần chịu khó thì hành trình ấy sẽ không phải là vô ích, lúc ấy niềm vui sẽ tới, con người sẽ làm chủ thiên nhiên vũ trụ.
Con đường học tập cũng tương tự như hành trình của người đi đường. Học tập là hành động tiếp thu tri thức của nhân loại. Chúng ta có thể học ở thầy cô giáo, học trong sách vở, hoặc học ở chính những người bạn của mình…. Tri thức là vô biên, nó giống như một đại dương còn những gì ta biết chỉ giống như một hạt muối nhỏ. Vì thế con đường học tập cũng là một con đường rất dài nhiều gian nan và thử thách. Nó đòi hỏi người học không được nản chí, nản lòng, phải thật sự say mê và nhiệt huyết.
Thật vậy, nhiều lúc ta đau đầu với các phép tính sin, cot trong toán học, thấy nó thật phức tạp và khó hiểu. Rất nhiều bạn cảm thấy nản lòng mà sợ hãi, bỏ qua môn toán. Hay nhiều lúc chúng ta thấy quyển sách Ngữ văn thật nhàm chán, chỉ toàn chữ là chữ, gây buồn ngủ. Đó chính là những thử thách trên con đường học mà chúng ta phải vượt qua. Hãy tự tạo ra cho mình những suy nghĩ tích cực, động viên mình vượt qua những khó khăn.
Chẳng hạn như bạn hãy cố gắng suy nghĩ, động não để tìm ra đáp án của những bài toán khó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè… rồi sẽ đến lúc bạn thấy môn toán thật thú vị và có ích. Hay với môn văn, hãy thật sự làm bạn với các nhân vật văn học, hiểu tính cách, hoàn cảnh của họ thì chắc chắn bạn sẽ thấy môn văn thật sự rất hay…
Bắt đầu học và tiếp thu một thứ gì mới, ai cũng vậy đều cảm thấy khó khăn. Nhưng nếu ta dễ dàng đầu hàng thì ta sẽ chẳng học được thứ gì hết, kiến thức với ta sẽ mãi xa vời. Nhưng nếu vượt qua được sự bỡ ngỡ rồi thì bạn sẽ nhận lại được những kết quả vô cùng quý giá và tuyệt vời. Có kiến thức rồi bạn sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, mọi việc bạn làm cũng dễ dàng hơn và hơn hết người có kiến thức sẽ được mọi người rất tôn trọng và quý mến.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu như bác sĩ mà thấy các loại thuốc quá phức tạp thì bác sĩ có cứu người được không? Nếu như anh kĩ sư xây dựng không chịu học thiết kế bản vẽ vì nó quá khó thì anh có xây dựng được các căn nhà không? Bác nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm mà người xưa truyền lại không chịu cập nhật các kiến thức khoa học kĩ thuật thì bác có đỡ vất vả và làm giầu nhờ nông nghiệp được không? Câu trả lời chắc chắn là không. Việc học là vô cùng quan trọng, nó nhiều khó khăn, thử thách nhưng khi vượt qua kết quả ta thu về lại thật là tuyệt vời.
Trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn rất nhiều người coi thường việc học, cho rằng việc học là khó, không chịu tìm tòi suy nghĩ đúng sai. Những người như thế nếu không thay đổi suy nghĩ sẽ sớm bị tụt lùi tại xã hội đang ngày càng văn minh, hiện đại ngày nay.
Là một người học sinh – mầm non tương lai của đất nước, hơn ai hết chúng ta phải hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc học, phải phấn đấu vượt qua những khó khăn trở ngại, tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp và tuyệt đối không bao giờ được bỏ cuộc trước những khó khăn. Có như thế chúng ta mới có thể đưa Việt Nam “sánh đôi với các cường quốc năm châu trên thế giới” đúng như lời Bác Hồ đã từng dạy bảo.
Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao?Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,... Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoánhiện thực (chỉ thêm một chữ "mới").Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: "Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn" . Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế...Nhận thức và thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động.
Chúc bạn học tốt.
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
Từ văn bản "Tôi đi học" em cảm thấy ciệc học tập có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và sự phát triển của xã hội. Ý thức được điều đó nên đa số các bạn học sinh đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức của mình,để mai sau tìm kiếm được một công việc tốt nuôi sống chính bản thân mình và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn học sinh còn lơ là, chủ quan, lười biếng, xem thường việc học. Họ đến trường mà không ham thích, xem đó như một việc làm bắt buộc, ngồi trong lớp không tập trung nghe giảng mà uể oải nằm lên nằm xuống hay làm việc riêng,... Nếu tình trạng này kéo dài thì các bạn sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập ngày càng kém, dần dần sinh ra chán nản, muốn bỏ học và sa vào các tệ nạn,... Trong tương lai, các bạn sẽ sống trong xã hội mà khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, với vốn kiến thức hạn hẹp của mình thì làm sao bạn có thể tìm được công việc tốt. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, học sinh chúng ta cần phải phấn đấu học tập nghiêm túc, nghiêm khắc rèn luyện mình để mai sau thành công trong cuộc sống.
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
Phương Thuý Bn rút gọn đi nha.
Dài quá bn ơi