Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ó thể thay đổi trật tự từ trong
Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách sau mà không làm thay đổi nghĩa của câu:
- Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
- Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
a, Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố
PTBĐ: miêu tả
b, TTV chỉ đồ dùng: bát, roi, thước
c, Từ tượng thanh: sầm sập
Từ tượng hình: run rẩy
d, Đoạn văn nói về cảnh Cai lệ đến nhà anh Dậu khi anh vừa tỉnh dậy
e, Đặt câu:
Hôm nay nó học những 5 tiết
Ơi trời ơi! Hôm nay nóng quá!
a. tác phẩm Chị Dậu
tác giả Ngô Tất Tố
PTBĐ chính là: MT
b. trường từ vựng chỉ trạng trái con người: uể oải, run rẩy.
d. từ tượng hình là run rẩy , uể oải
tượng thanh là sầm sập
C. người nhà lí trưởng và cai lệ đến bắt anh Dậu.
(d) e. Không những đánh mà chúng còn trói anh Dậu.
Ai ơi ! thương xót cho số phận nghèo làn của gia đình Chị Dậu
a, Trật từ từ trong câu này thể hiện thứ tự trước sau của hành động:
Cai lệ hung hãn, vô nhân đạo định trói anh Dậu → chị Dậu xám mặt, đặt con xuống đất, đến đỡ lấy tay tên cai lệ.
b, Cụm từ " cai lệ và người nhà lý trưởng" là trật tự thể hiện thứ bậc, sự xuất hiện của từng nhân vật.
Trật tự từ " roi song, tay thước và dây thừng" thể hiện trật tự xuất hiện lần lượt của từng sự vật.
1. a, vai, tay, đầu, miệng.
b, uể oải, run rẩy, sầm sập.
c, Run rẩy cất bát cháo, anh (CN) mới kề vào đến miệng(VN), cai lệ và người nhà lí trưởng(CN) đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng(VN).
Quan hệ nối tiếp.
2. -Tôi đang học và cô ấy đang chơi.
Quan hệ đồng thời nối bằng quan hệ từ"và".
- My cứ ngồi nghỉ đi, mình đi lấy nước cho.
Quan hệ nối tiếp.
3. Sau khi học xong văn bản Tức nước vỡ bờ(Ngô Tất Tố) và Lão Hạc(Nam Cao) cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. Họ phải sống trong sự bất công, sưu cao thuế nặng, cái đói nghèo đã đè nén người nông dân khiến họ lâm vào đường cùng. Thương thay! Có người đã phải chết để tự giải thoát cho chính bản thân mình. Nhưng cũng có người đã liều mạng đứng lên chống lại để bảo vệ người thân mình mặc dù biết rằng làm vậy mình phải tù phải tội. Khổ thay!Chính người hại người. Những tên quan vô nhân đạo, không còn tính người lại là nguyên nhân cho cái khổ, cái đói của người nông dân. Nhưng họ có những phẩm chất vô cùng cao đẹp. Họ thà chết trong còn hơn sống đục. Họ chết để không làm những chuyện trái với đạo đức. Qua đó, em rất đồng cảm với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa cũng như khâm phục lòng tự trọng quí báu của họ.
1.
Từ tượng hình: uể oải, run rẩy
Từ tượng thanh: sầm sập, khàn khàn
3. Bạn tham khảo
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.